NGÀY NÀY NĂM XƯA: 11/3/1945-TUYÊN CÁO ĐỘC LẬP CỦA VUA BẢO ĐẠI

Đa số người Việt bây giờ chỉ biết đến bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 của CT CP lâm thời VNDCCH Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình.

Nhưng thực ra trước đó 6 tháng đã có 1 bản tuyên cáo độc lập khác, chính thống hơn, do được phát ngôn bởi đương kim hoàng đế nước Đại Nam (quốc hiệu nước ta thời đó, bao gồm Bắc Kỳ và Trung Kỳ).

Đó là bản Tuyên cáo độc lập, ngày 11/3/1945, chỉ 2 ngày sau khi Nhật đảo chính Pháp.

Nguyên văn như sau:

“Cứ tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ (*) với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập.

Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung.

Vậy Chính Phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để đạt được mục đích như trên.

“Ngày 11 tháng Ba năm 1945 tức ngày 27 tháng Giêng năm Bảo Đại thứ 20, được Bảo Đại ký tên với sáu thượng thư.

Bản tuyên ngôn trên được cho là do Thượng thư Bộ Lại Phạm Quỳnh chấp bút. Sau đó toàn bộ Nội các ký tên bên trên đồng loạt từ chức để thay thế bằng nội các mới với Thủ tướng Trần Trọng Kim và lập ra 1 nước VN độc lập với quốc hiệu mới là Đế quốc Việt Nam.

(*): Điều ước bảo hộ là Hiệp ước Giáp Thân (Patenotre) 1884, có điều khoản:”Điều 15: Nước Pháp cam kết từ đây sẽ bảo đảm sự nguyên vẹn lãnh thổ của Đức vua An Nam, bảo vệ Đức vua chống lại những cuộc tấn công từ bên ngoài và những vụ nổi loạn bên trong.

Hướng vào mục đích đó, các nhà chức trách Pháp có thể chiếm đóng quân sự trên lãnh thổ Trung Kỳ và Bắc Kỳ những đại điểm xét thấy cần thiết cho sự thực thi chế độ bảo hộ.

“Căn cứ điều 15, vua Bảo Đại có quyền đơn phương hủy bỏ hòa ước Patenotre 1884 do Pháp đã không còn khả năng bảo hộ Đại Nam (Pháp gọi là An Nam).Hòa ước này chỉ nói tới Bắc Kỳ và Trung Kỳ, còn Nam Kỳ lúc đó đã trở thành thuộc địa của Pháp dựa vào các hiệp ước Nhâm Tuất 1862 và Giáp Tuất 1874 lần lượt cắt 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây cho Pháp.Đó là lý do tại sao sau này Bảo Đại tiếp tục phải đòi đất Nam Kỳ từ Pháp.

Và đó cũng là lý do khiến Pháp chỉ mặc cả đất Nam Kỳ với VNDCCH là cần trưng cầu dân ý về việc sát nhập vào 2 kỳ còn lại.AE Tuyên giáo và bò đỏ vẫn ný nuộn là VN là của người VN, thì ta cứ việc tuyên ngôn độc lập thôi.Ta tuyên ngôn độc lập rồi thì ta đã giành được độc lập rồi.

Mọi việc nó không đơn giản như đan rổ thế. Vùng đất đã chuyển giao cho nước khác qua 1 điều ước thì cần phải thu hồi bằng 1 điều ước khác, chứ không dễ dàng thu hồi bằng mồm hoặc bằng cuốc thuổng gậy gộc.

Ví dụ gần gũi là thuộc địa Hongkong và Macao bên TQ được nhà Thanh “bồi thường” cho Anh và Bồ Đào Nha. Nhưng đến chính quyền TQ kế tiếp là TH Dân quốc và CHND TH đều không dám “giải phóng” mà phải thương thuyết với “thực dân” về thời điểm bàn giao. Hay nhượng địa Quảng châu loan và đường sắt Côn Minh của Pháp ở TQ cũng được Tưởng đàm phán để thu hồi bằng hiệp ước Trùng Khánh, đổi lấy quyền Pháp được giải giáp Nhật ở Bắc vĩ tuyến 16 của Đông Dương.Thực tế sức mạnh và uy tín quốc tế của TQ sau này mạnh hơn VNDCCH rất nhiều.

Hay là 2 chính quyền TQ hèn thì mình không biết.Tuy nhiên, trên thực tế, lúc đó Nam Kỳ bị Nhật chiếm từ Pháp, nên sau đó vài tháng, gần sát ngày Nhật đầu hàng đồng minh và CM tháng 8 xảy ra, thì Đế quốc VN đã được Nhật trao trả lại đất Nam Kỳ. Khâm sai Nguyễn Văn Sâm là người tới thu hồi đất Nam Kỳ, nhưng ngay sau đó, CM tháng 8 xảy ra tại SG. Chính quyền thuộc về tay Lâm ủy Nam Bộ do Việt Minh lãnh đạo.

Tuy nhiên, việc thu hồi Nam Kỳ đó là bất hợp pháp đối với người Pháp. Bởi vì ngày 23/9/1945, chỉ 21 ngày sau ngày VNDCCH tuyên ngôn độc lập, thì quân đội Pháp đã quay lại Sài Gòn, tấn công chính quyền mới và giành quyền kiểm soát các đô thị Nam Kỳ chỉ trong vòng 3 tháng.

Có nghĩa là việc thu hồi Nam Kỳ của Đế quốc VN chỉ trong vài ngày và VNDCCH chỉ trong vòng vài tháng.

Trên thực tế, bằng CM tháng 8, VNDCCH đã cướp nền độc lập của Đế quốc VN. Nếu ko có CM tháng 8 thì Đế quốc VN sẽ đương nhiên có độc lập hoàn toàn vì Nhật bị giải giáp.Nhiều người, trong đó đa phần là sử gia CS, hiểu sai nội dung bản tuyên cáo, khi cho rằng vua Bảo Đại đã hủy TOÀN BỘ các điều ước ký với Pháp. Thực ra ông không có quyền hủy bỏ 2 điều ước gán đất Nam Kỳ cho Pháp do Tự Đức ký vì không có căn cứ pháp lý.

Ngày hôm nay là ngày kỷ niệm 77 năm ngày tuyên cáo độc lập của vua Bảo Đại, bản tuyên cáo mà ít người được biết, do nó bị xóa khỏi LS VN.Ai kiểm soát được lịch sử thì sẽ kiểm soát được tương lai, vậy ai là người đang kiểm soát lịch sử, đó chính là người đang kiểm soát hiện tại.

Facebook Comments Box

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *