TẠI SAO SOCRATES GHÉT DÂN CHỦ 

TẠI SAO SOCRATES GHÉT DÂN CHỦ

Chúng ta đã quen với việc coi nền dân chủ là thứ gì đó cao siêu – và rộng hơn là thần thánh hóa cả Athens Cổ đại, nền văn minh đã phát minh ra nó.

Đền Parthenon gần như đã trở thành một biểu tượng của các giá trị dân chủ, đó là lý do tại sao rất nhiều nhà lãnh đạo của các nền dân chủ thích được chụp ảnh ở đó.

Vì vậy sẽ thật bất ngờ khi phát hiện ra rằng một trong những thành tựu vĩ đại của Hy Lạp Cổ đại là Triết học, lại tỏ ra nghi ngờ về thành tựu khác của nó, Dân chủ.

Trong các cuộc đối thoại của Plato, Socrates – người đặt nền móng cho Triết học Hy Lạp, được miêu tả là vô cùng bi quan về toàn bộ hoạt động của nền dân chủ.

Trong cuốn sách Book Six of The Republic, Plato mô tả Socrates bắt đầu cuộc trò chuyện với một nhân vật tên là Adeimantus và cố gắng khiến anh ta nhìn ra những khiếm khuyết của nền dân chủ bằng cách so sánh một xã hội với một con tàu.

“Nếu bạn đang thực hiện một cuộc hành trình bằng đường biển”, Socrates hỏi, “ai là lý tưởng nhất để có thể bầu ra người phụ trách con tàu? Tất cả mọi người hay chỉ những người đã được dạy về các yêu cầu và quy tắc của việc đi biển?

“Tất nhiên là nhóm thứ hai rồi”, Adeimantus nói.

“Vậy tại sao”, Socrates trả lời, “chúng ta lại nghĩ rằng bất kỳ người cao tuổi nào cũng phù hợp để quyết định chọn người cai trị một đất nước?”

Quan điểm của Socrates đó là: bỏ phiếu bầu cử là một kỹ năng, không phải là trực giác ngẫu nhiên. Và giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, nó cần được dạy một cách có hệ thống cho mọi người.

Bỏ phiếu bầu cử là một kỹ năng. Và giống như bất kỳ kỹ năng khác, nó cần được dạy một cách có hệ thống

Để cho công dân bỏ phiếu mà không qua đào tạo là vô trách nhiệm giống như việc đặt họ phụ trách đưa 1 chiếc Trireme đến Samos trong một cơn bão vậy. (Trireme: thuyền chiến 3 tầng chèo thời xưa của Hy Lạp và La Mã; Samos: một hòn đảo của Hy Lạp, từng là 1 thành bang cực kỳ giàu có và hùng mạnh thời Hy Lạp Cổ đại)

Socrates cũng chính là người đầu tiên nhận trái đắng do sự ngu xuẩn của những cử tri. Vào năm 399 trước Công nguyên, nhà triết học bị đưa ra xét xử với tội danh làm tha hóa giới trẻ ở Athens. Một bồi thẩm đoàn gồm 500 người Athen đã được mời đến để cân nhắc vụ việc, và sau cuộc bỏ phiếu có kết quả suýt soát, họ quyết định rằng nhà triết học có tội.

Socrates đã bị tử hình bằng thuốc độc, điều này đối với các nhà tư tưởng cũng bi kịch giống như vụ kết án Chúa Giê-su đối với các tín đồ Cơ đốc vậy.

Điều quan trọng là Socrates không phải là người theo chủ nghĩa tinh hoa theo nghĩa thông thường. Ông không tin rằng chỉ một số ít người mới được bỏ phiếu. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng chỉ những người đã suy nghĩ về các vấn đề một cách thấu đáo và sâu sắc mới được tham gia biểu quyết.

Chúng ta đã quên sự khác biệt này giữa nền dân chủ có trí tuệ và nền dân chủ dưa trên quyền tự nhiên. Chúng ta đã trao lá phiếu cho tất cả mọi người mà không dạy họ cách sử dụng nó 1 cách khôn ngoan. Và Socrates biết chính xác điều đó sẽ dẫn đến đâu: đến một hệ thống mà người Hy Lạp lo sợ hơn hết thảy, đó là Chế độ Mị dân – Demagoguery (Demagogy)

Athens cổ đại đã có kinh nghiệm đau đớn về những kẻ mị dân (demagogues), ví dụ như nhân vật đầy tai tiếng nhưng rất cuốn hút Alcibiades, một người đàn ông giàu có, lôi cuốn, ăn nói lưu loát, lắm tiền nhiều của đã làm xói mòn các quyền tự do cơ bản và góp phần đẩy Athens đến những cuộc tấn công quân sự mạo hiểm và thảm khốc ở Sicily.

Socrates biết rằng những ứng cử viên đang cần phiếu bầu có thể khai thác cái mong-muốn-được-nghe-những-thứ-dễ-nghe của người dân một cách dễ dàng. Ông muốn chúng ta tưởng tượng một cuộc tranh luận bầu cử (election debate) giữa hai ứng cử viên, một người giống như bác sĩ và người kia giống như một chủ cửa hàng bánh kẹo.

Người chủ cửa hàng bánh kẹo sẽ nói về đối thủ của mình: “Hãy nhìn xem, cái con người này đã thực hiện bao nhiêu thứ độc ác lên người bạn. Hắn ta làm đau bạn, cho bạn những liều thuốc đắng và bảo bạn không được ăn và uống bất cứ thứ gì bạn thích. Hắn sẽ không bao giờ phục vụ bạn bằng những bữa tiệc nhiều món ngon và đa dạng như tôi sẽ làm.”

Socrates muốn chúng ta xem xét phản ứng của khán giả: “Theo bạn liệu bác sĩ có thể có một câu trả lời thỏa đáng không?

Câu trả lời thật lòng – “Tôi gây ra bất tiện cho bạn và đi ngược lại mong muốn của bạn là để giúp bạn mà thôi” – sẽ gây ra một sự phẫn nộ trong đám người bỏ phiếu, bạn có nghĩ vậy không?

Chúng ta đã lãng quên tất cả những cảnh báo công khai rõ ràng của Socrates về nền dân chủ. Chúng ta thích nghĩ về dân chủ như một thứ lợi ích rõ ràng – hơn là một thứ gì đó chỉ hiệu quả khi có hệ thống giáo dục hỗ trợ nó.

Kết quả là chúng ta đã bầu ra rất nhiều chủ tiệm bánh, và rất ít bác sĩ.

Link: https://www.youtube.com/watch?v=fLJBzhcSWTk&t=2s

Ảnh: The Death of Socrates (1787), Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, thành phố New York, nguồn Wikipedia.

Facebook Comments Box
Please follow and like us:
Pin Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.