Hiểu thế nào cho đúng về phi chính trị hóa Olympic

Gần đây nhiều ae phản đối việc OLYMPIC cấm các vdv Nga, đặc biệt là cấm các vdv khuyết tật Nga tham dự Paragame, viện dẫn việc phi chính trị và lên án phương tây dùng tiêu chuẩn kép trong thể thao.
Phi chính trị là một khái niệm sử dụng để nói rằng sân đấu thể thao không thể được sử dụng để làm nơi phô diễn hay ủng hộ một tư tưởng chính trị cụ thể, như Chủ nghĩa Tư bản hay Chủ nghĩa Cộng sản.
Hành vi thể hiện tính phi chính trị của thi đấu thể thao có thể kể đến việc hai vận động viên Trung Quốc đeo cài áo có hình Mao Trạch Đông gần đây khiến IOC phải cảnh cáo Trung Quốc (Và Trung Quốc cũng đã hứa không tái phạm).
Tuy nhiên, phi chính trị không có nghĩa là không lên tiếng phản đối những hành vi chống lại loài người, thực hiện chiến tranh xâm lược hay vi phạm nghiêm trọng các giá trị nhân quyền.
Ví dụ, trong giai đoạn từ 1966 cho đến tận 1990, toàn bộ các đoàn thể thao của Nam Phi bị cấm tham dự hầu như mọi giải đấu quốc tế chỉ vì sự tồn tại chính quyền Apartheid phân biệt chủng tộc của họ.
Bản thân Nhật và Đức cũng từng bị cấm tham gia World Cup ngay sau Đệ nhị Thế chiến.
Những lần cấm này có chính trị hay không? Có – nhưng nó cần thiết về mặt nguyên tắc và đạo đức.
Ngoài ra, cũng có thể lý giải các quyết định loại bỏ Nga của các liên đoàn thể thao quốc tế bằng tiêu chuẩn gọi là OLYMPIC TRUCE, được bảo hộ bởi Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Hiểu đơn giản, đây là một hành động có tính biểu tượng giữa các quốc gia, thỏa thuận không đánh phá nhau trong thời gian diễn ra Thế vận hội, tạo điều kiện cho các vận động viên được tham dự đại hội một cách an toàn và bình yên nhất.
Nga tiến hành xâm lược Ukraine trong thời điểm các kỳ Thế vận hội đang diễn ra, và vì vậy, được xem là vi phạm nghiêm trọng Olympic Truce.
Chính bản thân Nga co-sponsor Nghị quyết LHQ về “Olympic Truce” trước khi kỳ Olympic và Paralympic 2022 diễn ra.
Facebook Comments Box

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *