Trung Quốc tiếp tục rót 47,5 tỷ USD để tự chủ bán dẫn – Việt Báo
Trung Quốc vừa thành lập quỹ đầu tư bán dẫn lớn chưa từng có để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chip nội địa giữa lúc Mỹ liên tục tìm cách ngăn cản bước tiến công nghệ của nước này.
Theo nền tảng thông tin Tianyancha, giai đoạn ba (Big Fund 3) của Quỹ đầu tư công vi mạch quốc gia Trung Quốc đã thu hút 344 tỷ NDT (47,5 tỷ USD) từ chính quyền trung ương cũng như các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước khác nhau. Quỹ được thành lập vào ngày 24/5.
Cổ đông lớn nhất là Bộ Tài chính Trung Quốc với 17% cổ phần và số vốn 60 tỷ NDT, trong khi các công ty đầu tư ở Thâm Quyến và Bắc Kinh cũng đóng góp. China Development Bank Capital là cổ đông lớn thứ hai với 10,5% cổ phần. 17 pháp nhân khác được liệt kê là nhà đầu tư, bao gồm 5 ngân hàng lớn: Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Truyền thông, mỗi bên đóng góp khoảng 6% tổng vốn. Chính quyền Thâm Quyến đã tài trợ cho một số nhà máy sản xuất chip ở tỉnh Quảng Đông trong nỗ lực “giải phóng” Huawei Technologies khỏi nhiều năm bị Mỹ cấm vận, cắt đứt một số lượng lớn linh kiện bán dẫn nhập khẩu.
Các cường quốc mà dẫn đầu là Mỹ và EU đã rót gần 81 tỷ USD để tạo ra thế hệ chất bán dẫn tiếp theo, leo thang cuộc đối đầu với Trung Quốc nhằm giành quyền lực tối cao trong lĩnh vực chip. Trung Quốc cũng là nước chi tiêu hàng đầu trong thập kỷ qua, sử dụng vốn nhà nước để tài trợ cho các nhà sản xuất chip địa phương như Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC), Yangtze Memory Technologies.
Big Fund III là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh để xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn của riêng mình trong khi Mỹ kêu gọi các đồng minh – bao gồm Hà Lan, Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản – thắt chặt hơn nữa các hạn chế đối với việc Trung Quốc tiếp cận công nghệ chip, đồng thời bịt lỗ hổng trong các biện pháp kiểm soát xuất khẩu hiện có.
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước đó nhấn mạnh Trung Quốc cần đạt tự chủ trong bán dẫn. Nhu cầu này càng bức thiết sau khi Mỹ áp đặt hàng loạt biện pháp xuất khẩu trong vài năm qua. Giai đoạn đầu tiên của quỹ Big Fund được thiết lập vào năm 2014 với số vốn đăng ký 138,7 tỷ NDT và giai đoạn hai vào năm 2019 với 204 tỷ NDT. Một trong những lĩnh vực chính mà Big Fund 3 tập trung là thiết bị để sản xuất chip.
(Theo Bloomberg)
Theo nền tảng thông tin Tianyancha, giai đoạn ba (Big Fund 3) của Quỹ đầu tư công vi mạch quốc gia Trung Quốc đã thu hút 344 tỷ NDT (47,5 tỷ USD) từ chính quyền trung ương cũng như các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước khác nhau. Quỹ được thành lập vào ngày 24/5.
Cổ đông lớn nhất là Bộ Tài chính Trung Quốc với 17% cổ phần và số vốn 60 tỷ NDT, trong khi các công ty đầu tư ở Thâm Quyến và Bắc Kinh cũng đóng góp. China Development Bank Capital là cổ đông lớn thứ hai với 10,5% cổ phần. 17 pháp nhân khác được liệt kê là nhà đầu tư, bao gồm 5 ngân hàng lớn: Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Truyền thông, mỗi bên đóng góp khoảng 6% tổng vốn. Chính quyền Thâm Quyến đã tài trợ cho một số nhà máy sản xuất chip ở tỉnh Quảng Đông trong nỗ lực “giải phóng” Huawei Technologies khỏi nhiều năm bị Mỹ cấm vận, cắt đứt một số lượng lớn linh kiện bán dẫn nhập khẩu.
Các cường quốc mà dẫn đầu là Mỹ và EU đã rót gần 81 tỷ USD để tạo ra thế hệ chất bán dẫn tiếp theo, leo thang cuộc đối đầu với Trung Quốc nhằm giành quyền lực tối cao trong lĩnh vực chip. Trung Quốc cũng là nước chi tiêu hàng đầu trong thập kỷ qua, sử dụng vốn nhà nước để tài trợ cho các nhà sản xuất chip địa phương như Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC), Yangtze Memory Technologies.
Big Fund III là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh để xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn của riêng mình trong khi Mỹ kêu gọi các đồng minh – bao gồm Hà Lan, Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản – thắt chặt hơn nữa các hạn chế đối với việc Trung Quốc tiếp cận công nghệ chip, đồng thời bịt lỗ hổng trong các biện pháp kiểm soát xuất khẩu hiện có.
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước đó nhấn mạnh Trung Quốc cần đạt tự chủ trong bán dẫn. Nhu cầu này càng bức thiết sau khi Mỹ áp đặt hàng loạt biện pháp xuất khẩu trong vài năm qua. Giai đoạn đầu tiên của quỹ Big Fund được thiết lập vào năm 2014 với số vốn đăng ký 138,7 tỷ NDT và giai đoạn hai vào năm 2019 với 204 tỷ NDT. Một trong những lĩnh vực chính mà Big Fund 3 tập trung là thiết bị để sản xuất chip.
(Theo Bloomberg)
THÔNG TIN KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – VIETBAO.VN
Trung tâm báo chí và hợp tác truyền thông quốc tế (CPI) – Cục thông tin đối ngoại – Bộ thông tin và truyền thông
Center for Press and International Communication Cooperation – Ministry of Information and Communication, Viet Nam
Giấy phép: 148/GP-TTĐT, cấp ngày 07/06/2018
Địa chỉ: 7 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ trụ sở: 61 Thợ nhuộm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline: 0934 036 286 – Email: [email protected]
Liên hệ quảng cáo: 0934 036 286
Báo giá quảng cáo
Báo giá bài PR
Posting PR articles
Advertisment Quotation