Trung Quốc đứng đầu thế giới về số đơn xin cấp bằng sáng chế AI tạo sinh – VietnamPlus

Hầu hết các bằng sáng chế GenAI cho đến nay đều được nộp từ Trung Quốc, với hơn 38.000 trong khoảng từ năm 2014-2023, nhiều gấp 6 lần so với Mỹ, ở vị trí thứ hai với 6.276 sáng chế.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 3/7, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) của Liên hợp quốc cho biết số lượng hồ sơ cấp bằng sáng chế quốc tế cho trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đã tăng gấp 8 lần trong 6 năm qua, phần lớn đến từ các nhà đổi mới có trụ sở tại Trung Quốc.
Theo Báo cáo tình hình cấp bằng AI tạo sinh, trong 10 năm qua (2014-2023), số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế liên quan đến AI tạo sinh toàn cầu đã lên tới 54.000, trong đó hơn 25% số bằng sáng chế được công bố vào cuối năm ngoái.
Hầu hết các bằng sáng chế GenAI cho đến nay đều được nộp từ Trung Quốc, với hơn 38.000 trong khoảng từ năm 2014-2023. Con số này nhiều gấp 6 lần so với Mỹ, ở vị trí thứ hai với 6.276 sáng chế.
Hàn Quốc đứng thứ ba với 4.155 sáng chế, tiếp theo là Nhật Bản với 3.409 sáng chế.
Ấn Độ, nơi có 1.350 bằng sáng chế GenAI được nộp, có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm cao nhất ở mức 56%.
Giám đốc WIPO Daren Tang nhấn mạnh GenAI, bao gồm các chương trình máy tính tạo ra nội dung như văn bản, video, âm nhạc và mã máy tính từ những câu lệnh đơn giản, đã nổi lên như một công nghệ mang tính “thay đổi cuộc chơi.”
Mặc dù chỉ chiếm 6% tổng số bằng sáng chế AI trên toàn cầu, số bằng sáng chế của GenAI đã tăng gấp 8 lần kể từ năm 2017 khi kiến trúc mạng neuron sâu đằng sau các mô hình ngôn ngữ lớn lần đầu tiên được giới thiệu.
Ông Christopher Harrison, phụ trách phân tích bằng sáng chế của WIPO cho biết đây là một lĩnh vực đang bùng nổ, khi công nghệ AI đang hỗ trợ nhiều loại sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng, bao gồm các chatbot như ChatGPT của OpenAI và Gemini của Google.
Ngoài ra, AI còn được sử dụng nhằm giúp thiết kế các phân tử mới để phát triển dược phẩm và cho phép thiết kế và tối ưu hóa sản phẩm mới.
Trong số những công ty nộp đơn xin cấp bằng sáng chế GenAI hàng đầu, các công ty Trung Quốc chiếm ưu thế mà dẫn đầu là Tencent, tiếp theo là Bảo hiểm Ping An, Baidu và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Các công ty quốc tế như IBM, Alphabet (công ty mẹ của Google) và Microsoft cũng nổi bật trong danh sách Top 10.
Các loại phát minh được cấp bằng sáng chế GenAI rất đa dạng, dẫn đầu là dữ liệu hình ảnh và video với gần 18.000 phát minh được xem xét trong thập kỷ, theo sau là các danh mục văn bản và lời nói/âm nhạc với gần 13.500 mỗi loại.
Đáng chú ý, các bằng sáng chế liên quan đến dữ liệu dựa trên phân tử, gene và protein cũng chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng, trung bình tăng 78% hàng năm trong 5 năm qua.
WIPO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh lo ngại về tác động tiềm tàng của GenAI đối với việc làm và các ngành công nghiệp.
Ông Tang cho rằng việc phát triển AI để tăng cường đổi mới dựa trên con người là cần thiết, thay vì làm suy yếu, đồng thời thúc giục các thỏa thuận cân bằng giữa người đào tạo mô hình AI và người sáng tạo nội dung để bảo vệ sự thể hiện sáng tạo./.
Các tổ chức báo chí trên toàn cầu đang nỗ lực giải quyết thách thức mới từ AI tạo sinh, khi các tập đoàn công nghệ lớn phát triển các công nghệ có thể tóm tắt thông tin từ các trang web tin tức.
OpenAI xác nhận đã giải thể nhóm chuyên đánh giá những mối nguy hiểm lâu dài từ AI tạo sinh, tuy nhiên, CEO Sam Altman khẳng định công ty vẫn cam kết nghiên cứu an toàn AI.
Nền tảng mới của Tập đoàn viễn thông Nippon có tên Tsuzumi – được đặt theo tên một loại trống cầm tay thường được dùng trong các sự kiện truyền thống của Nhật Bản.
Trong báo cáo ngày 4/4, Munich Re cho biết công ty này đã ghi nhận sự gia tăng đột biến các cuộc tấn công mạng trong những tháng qua, trong đó hình thức tấn công mã độc tống tiền chiếm phần lớn.
Cơ quan chủ quản: THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tổng Biên tập: TRẦN TIẾN DUẨN
Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN THỊ TÁM, NGUYỄN HOÀNG NHẬT, KHÚC THANH THỦY
Giấy phép số: 1374/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/9/2008.
Quảng cáo: Phó TBT Nguyễn Thị Tám: 093.5958688, Email: [email protected]
Điện thoại: (024) 39411349 – (024) 39411348, Fax: (024) 39411348
Email: [email protected]
© Bản quyền thuộc về VietnamPlus, TTXVN. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

source

Facebook Comments Box

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *