Trung Quốc dẫn đầu thế giới về số đơn xin cấp bằng sáng chế AI tạo sinh – VTV
Chính trị
Xã hội
Pháp luật
Tin Thế Giới
Tin tức
Thế giới đó đây
Câu chuyện quốc tế
Kinh Tế
Bất động sản
Tài chính
Thị trường
Góc doanh nghiệp
VTV
Truyền Hình
Phim VTV
Hậu trường
Nhân vật
Góc khán giả
Giải Sao Mai
Người Việt bốn phương
Góc khán giả
ĐỜI SỐNG
Văn Hóa – Giải Trí
Điện ảnh
Âm nhạc
Đời sống
Du lịch
Làm đẹp
Chất lượng cuộc sống
Sức khỏe
Tấm lòng Việt
THỂ THAO
Bóng đá Việt Nam
Bóng đá quốc tế
Quần vợt
Video
Các môn khác
Bên lề
CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC SẮC
Sự kiện & bình luận
Toàn cảnh thế giới
Tạp chí kinh tế cuối tuần
Giao lưu trực tuyến
Lịch phát sóng
Magazine
KHÁC
Công Nghệ
Sản phẩm
Thị trường
Tư vấn
Hitech Công nghệ tương lai
Giáo Dục
Tư vấn
Học trực tuyến
VTV8
Liên hệ tòa soạn
Công nghệ
Đăng nhập
Đăng ký
Theo TTXVN–Thứ sáu, ngày 05/07/2024 06:55 GMT+7
Ngày 3/7, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) của Liên hợp quốc cho biết, số lượng hồ sơ cấp bằng sáng chế quốc tế cho trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đã tăng gấp 8 lần trong 6 năm qua, phần lớn đến từ các nhà đổi mới có trụ sở tại Trung Quốc.
Theo “Báo cáo tình hình cấp bằng AI tạo sinh“, trong 10 năm qua (2014 – 2023), số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế liên quan đến AI tạo sinh toàn cầu đã lên tới 54.000, trong đó hơn 25% số bằng sáng chế được công bố vào cuối năm ngoái. Hầu hết các bằng sáng chế GenAI cho đến nay đều được nộp từ Trung Quốc, với hơn 38.000 trong khoảng từ năm 2014 đến năm 2023. Con số này nhiều gấp 6 lần so với Mỹ, ở vị trí thứ hai với 6.276 sáng chế. Hàn Quốc đứng thứ ba với 4.155 sáng chế, tiếp theo là Nhật Bản với 3.409 sáng chế. Ấn Độ, nơi có 1.350 bằng sáng chế GenAI được nộp, có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm cao nhất ở mức 56%.
Giám đốc WIPO Daren Tang nhấn mạnh, GenAI, bao gồm các chương trình máy tính tạo ra nội dung như văn bản, video, âm nhạc và mã máy tính từ những câu lệnh đơn giản, đã nổi lên như một công nghệ mang tính “thay đổi cuộc chơi”. Mặc dù chỉ chiếm 6% tổng số bằng sáng chế AI trên toàn cầu, số bằng sáng chế của GenAI đã tăng gấp 8 lần kể từ năm 2017 khi kiến trúc mạng neuron sâu đằng sau các mô hình ngôn ngữ lớn lần đầu tiên được giới thiệu.
Ông Christopher Harrison, phụ trách phân tích bằng sáng chế của WIPO, cho biết, đây là một lĩnh vực đang bùng nổ, khi công nghệ AI đang hỗ trợ nhiều loại sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng, bao gồm các chatbot như ChatGPT của OpenAI và Gemini của Google. Ngoài ra, AI còn được sử dụng nhằm giúp thiết kế các phân tử mới để phát triển dược phẩm và cho phép thiết kế và tối ưu hóa sản phẩm mới.
Trong số những công ty nộp đơn xin cấp bằng sáng chế GenAI hàng đầu, các công ty Trung Quốc chiếm ưu thế mà dẫn đầu là Tencent, tiếp theo là Bảo hiểm Ping An, Baidu và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Các công ty quốc tế như IBM, Alphabet (công ty mẹ của Google) và Microsoft cũng nổi bật trong danh sách top 10.
Các loại phát minh được cấp bằng sáng chế GenAI rất đa dạng, dẫn đầu là dữ liệu hình ảnh và video với gần 18.000 phát minh được xem xét trong thập kỷ, theo sau là các danh mục văn bản và lời nói/âm nhạc với gần 13.500 mỗi loại. Đáng chú ý, các bằng sáng chế liên quan đến dữ liệu dựa trên phân tử, gene và protein cũng chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng, trung bình tăng 78% hàng năm trong 5 năm qua.
WIPO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh lo ngại về tác động tiềm tàng của GenAI đối với việc làm và các ngành công nghiệp. Ông Tang cho rằng, việc phát triển AI để tăng cường đổi mới dựa trên con người là cần thiết, thay vì làm suy yếu, đồng thời thúc giục các thỏa thuận cân bằng giữa người đào tạo mô hình AI và người sáng tạo nội dung để bảo vệ sự thể hiện sáng tạo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Từ khóa:
Cùng chuyên mục
Công cụ hỗ trợ tìm kiếm chip NFC trên điện thoại để xác thực sinh trắc học
VTV.vn – Trong bối cảnh nhiều người dùng gặp khó khăn khi xác thực sinh trắc học trên các ứng dụng ngân hàng, đội ngũ kỹ sư của Kapala đã ra mắt công cụ hỗ trợ tìm kiếm NFC.
CMC đề xuất hợp tác cùng Samsung thúc đẩy ngành…
Lượng khí thải carbon của Google tăng mạnh do phát…
Cảnh báo lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học…
TIN MỚI
TIN TỨC
Chính trị
Xã hội
Pháp luật
Tin Thế Giới
Tin tức
Thế giới đó đây
Câu chuyện quốc tế
Kinh Tế
Bất động sản
Tài chính
Thị trường
Góc doanh nghiệp
VTV
Truyền Hình
Phim VTV
Hậu trường
Nhân vật
Góc khán giả
Giải Sao Mai
Người Việt bốn phương
Góc khán giả
ĐỜI SỐNG
Văn Hóa – Giải Trí
Điện ảnh
Âm nhạc
Đời sống
Du lịch
Làm đẹp
Chất lượng cuộc sống
Sức khỏe
Tấm lòng Việt
THỂ THAO
Bóng đá Việt Nam
Bóng đá quốc tế
Quần vợt
Video
Các môn khác
Bên lề
CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC SẮC
Sự kiện & bình luận
Toàn cảnh thế giới
Tạp chí kinh tế cuối tuần
Giao lưu trực tuyến
Lịch phát sóng
Magazine
KHÁC
Công Nghệ
Sản phẩm
Thị trường
Tư vấn
Hitech Công nghệ tương lai
Giáo Dục
Tư vấn
Học trực tuyến
VTV8
Liên hệ tòa soạn
CỔNG THÔNG TIN VTV | LIÊN HỆ
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
CƠ QUAN BÁO CHÍ: THỜI BÁO VTV
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 483/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2023
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Ghi rõ nguồn VTV.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.
Tổng Biên tập: Vũ Thanh Thủy
Phó Tổng Biên Tập: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Phó Tổng Biên tập: Phạm Quốc Thắng
Tổng đài VTV: (024) 3.8355931; (024) 3.8355932
Ðiện thoại Thời báo VTV: (024) 66897 897 Email: [email protected]
Liên hệ quảng cáo: