Tiêu điểm Tuyển sinh ĐHĐN-2024: Trường Đại học Bách khoa-ĐHĐN tư vấn hướng nghiệp ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn – Đại học Đà Nẵng

14/01/2024
Sáng ngày 13/01/2024, Trường Đại học (ĐH) Bách khoa-Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) tổ chức Talkshow với chủ đề: “Vi mạch bán dẫn: Xu hướng công nghệ và nhu cầu nhân lực trình độ cao”.
Chương trình có sự tham gia tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm của Anh Nguyễn Bảo Anh-Giám đốc Kỹ thuật Công ty Synopsys Việt Nam, một trong những doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chip bán dẫn, đồng thời cũng là cựu sinh viên (SV) Khoa Điện tử-Viễn thông của Nhà trường.

Chương trình có sự tham gia của các thầy, cô

lãnh đạo Trường, Khoa và doanh nghiệp uy tín
Bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa trong xu thế Cách mạng Công nghiệp 4.0 đem lại nhiều cơ hội và thách thức, trong đó nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao (NNL CLC), trình độ cao đối với các ngành như Vi mạch bán dẫn đang là “bài toán” cần sự nỗ lực lớn, chung tay giữa nhà trường, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội, trước hết là vai trò nhận thức của người học để trở thành động lực để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.

Giám đốc Kỹ thuật Synopsys Việt Nam

Nguyễn Bảo Anh chia sẻ với SV 
Theo PGS.TS. Nguyễn Hồng Hải-Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa-ĐHĐN, Chương trình nhằm giúp SV hiểu thêm nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế đối với NNL thiết kế vi mạch; cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp của Kỹ sư vi mạch bán dẫn, để từ đó SV thêm tự tin, chủ động định hướng hành trình phấn đấu, chinh phục tri thức, làm chủ công nghệ cao trong tương lai.

Infographic Cấu tạo và Quy trình sản xuất 

Chip bán dẫn (Nguồn: Báo Nhân dân)
Theo Giám đốc Kỹ thuật Synopsys Nguyễn Bảo Anh chia sẻ những kiến thức căn bản về công nghệ sản xuất từ cấu trúc Chip bán dẫn đến các công đoạn thiết kế, chế tạo và nhất là nhu cầu về NNL CLC cần được đào tạo với nền tảng kiến thức, kỹ năng cần thiết ở các trường ĐH có truyền thống, kinh nghiệm và tiềm lực đội ngũ, cơ sở vật chất mà không phải cơ sở đào tạo nào cũng có thể đáp ứng được.

Infographic Ứng dụng Chip bán dẫn

(Nguồn: Báo Nhân dân) 
SV sau tốt nghiệp có nhu cầu ứng tuyển vị trí Kỹ sư thiết kế vi mạch thường yêu cầu về chuyên môn như: Tốt nghiệp các chuyên ngành Thiết kế vi mạch hoặc các ngành gần/liên quan như: Điện tử – Viễn thông, Cơ điện tử, Tự động hóa, Công nghệ thông tin, Hệ thống nhúng và IoT…; kết quả học tập tốt; có kiến thức cơ bản về MOSFET; hiểu biết về quy trình thiết kế vi mạch…

TS. Lê Quốc Huy-Khoa Khoa học Công nghệ
tiên tiến (FAST) giới thiệu các học phần
liên quan đến đào tạo Thiết kế vi mạch 
Chuyên gia trẻ trong lĩnh vực Chip bán dẫn chia sẻ cặn kẽ, chi tiết với SV những yêu cầu cần thiết đối với Kỹ sư thiết kế vi mạch, theo đó SV khi đã lựa chọn ngành đào tạo cần sớm tự trang bị bên cạnh kiến thức vững vàng về chuyên ngành còn cần có thêm các kỹ năng nghề nghiệp/kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp (đọc, hiểu được tài liệu tiếng Anh, giao tiếp với chuyên gia bằng tiếng Anh; nói, viết thuyết phục khách hàng, đối tác); Kỹ năng làm việc nhóm, ra quyết định, giải quyết vấn đề; Kỹ năng quản lý công việc trong đó luôn ý thức, đam mê sáng tạo và không ngừng tự học hỏi để hoàn thiện chuyên môn, đáp ứng nghề nghiệp trong môi trường sản xuất hiện đại là phẩm chất đòi hỏi mỗi kỹ sư tương lai và SV trên giảng đường cần trau dồi, hướng đến.

SV quan tâm, tìm hiểu để đón bắt cơ hội 

phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực
giàu tiềm năng sản xuất Chip bán dẫn
Các SV tham dự đã hào hứng, đặt nhiều câu hỏi và tương tác, trao đổi với các thầy, cô và chuyên gia. Nội dung SV quan tâm xoay quanh những chủ đề mà Talkshow định hướng, chia sẻ từ chương trình học, nguồn tài liệu, cơ sở, trang thiết bị, điều kiện thực hành, thí nghiệm, cơ hội thực tập, trải nghiệm và nhất là cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp trong nước, quốc tế…

Chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế Chip đồng thời

là cựu SV Trường ĐH Bách khoa-ĐHĐN tận tình
chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng cho SV 
Những khía cạnh khác như khả năng thích ứng, thành công của các SV đào tạo chuyên ngành gần liệu có thể đáp ứng yêu cầu Kỹ sư vi mạch bán dẫn hay quan tâm đến các khóa đào tạo ngắn hạn; bí quyết để hòa nhập nhanh vào môi trường sản xuất “thực chiến” tại doanh nghiệp được các thầy, cô và chuyên gia giải đáp thấu đáo, truyền cảm hứng cho thế hệ SV mới sẵn sàng tâm thế cùng Nhà trường đảm nhận sứ mệnh cung ứng NNL CLC cho cơ hội phát triển ngành Vi mạch bán dẫn.

Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu NNL CLC

để góp phần phát triển ngành công nghiệp
Chip bán dẫn của đất nước 
Năm 2024, cả 03 trường ĐH thành viên đào tạo các lĩnh vực, chuyên ngành kỹ thuật-công nghệ của ĐHĐN đều đã sẵn sàng, mở ngành mới, tuyển sinh ngành Vi mạch bán dẫn để tiên phong đón đầu xu thế (mời xem tin tại đây):
Trường ĐH Bách khoa mở Chuyên ngành Vi điện tử- Thiết kế vi mạch (ngành Điện tử viễn thông);
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật mở chuyên ngành Thiết kế vi mạch (ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông), dự kiến mở ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo;
Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt-Hàn mở chuyên ngành: Thiết kế vi mạch bán dẫn, An toàn thông tin.

ĐHĐN có 03 trường ĐH thành viên

giàu truyền thống, tiềm lực và kinh nghiệm
mở các ngành đào tạo mới đáp ứng
cung cầu NNL, trong đó có Thiết kế vi mạch
Cùng với đó, Trường ĐH Bách khoa-ĐHĐN cũng xúc tiến kết nối với các doanh nghiệp, chuyên gia và đối tác hàng đầu trong đào tạo Chip bán dẫn như ĐH Portland (Hoa Kỳ) mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhanh cho SV các chuyên ngành gần, đáp ứng nhu cầu cao, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vi mạch bán dẫn tại Việt Nam.
Trung tâm TT-HL và Truyền thông ĐHĐN
Kính mời xem các tin khác: 
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng làm việc với các trường ĐH thành viên của ĐHĐN: Thúc đẩy đào tạo nhân lực Chip bán dẫn và AI
Đà Nẵng thành lập Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo Thiết kế Vi mạch và Trí tuệ nhân tạo
VKU tiên phong là trường đại học đầu tiên công bố tuyển sinh, đào tạo Kỹ sư Thiết kế Vi mạch bán dẫn
BÀI VIẾT MỚI



Kết nối:

source

Facebook Comments Box

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *