Tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo và blockchain trong ngành luật – Báo điện tử Quân đội nhân dân

Tại tọa đàm, các chuyên gia nhấn mạnh, sự xuất hiện của các công cụ như: Chatbot GPT, trợ lý ảo ngành tòa án và các ứng dụng tra cứu khác đã mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên và người hành nghề liên quan đến ngành luật. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích, AI cũng tồn tại những mặt trái về chất lượng, mức độ tin cậy của nguồn thông tin. Vì vậy, khi sử dụng công cụ tra cứu pháp lý, người dùng không nên hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả được cung cấp mà cần phải kiểm tra lại tính xác thực của dữ liệu.
Theo các chuyên gia, việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục và áp dụng công nghệ trong quá trình hỗ trợ tra cứu, phổ cập và tư vấn pháp luật là quan trọng. Đối với ngành luật, các chuyên gia khuyến nghị rằng, việc sử dụng công cụ AI ở cường độ cao sẽ hạn chế khả năng tư duy pháp lý của sinh viên. Người học chỉ nên sử dụng trợ lý ảo pháp luật trong trường hợp thật sự cần thiết và vẫn phải đảm bảo sự hiểu biết về bản chất của vấn đề. 
Theo Tiến sĩ Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng có kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhà trường đã và đang tiến hành xây dựng nội dung đào tạo của các bộ môn về công nghệ, AI và chuyển đổi số trong các ngành luật như dân sự, hình sự, thương mại, quốc tế… Nhà trường cũng đang triển khai xây dựng môn học Pháp luật về kinh tế số cho sinh viên, cùng với đó là các môn học, chương trình đào tạo về sở hữu trí tuệ ở các cấp bậc đào tạo đại học và sau đại học.
Dịp này, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đã ký kết biên bản hợp tác giai đoạn năm 2024-2025.
Tại chương trình, Hiệp hội Blockchain Việt Nam cũng trao 30 suất học bổng Unitour, tập huấn về ứng dụng Blockchain và AI vào cuộc sống, học tập và nghiên cứu cho sinh viên của nhà trường.
Tin, ảnh: HỒNG GIANG
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan. 
Việc đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được ngành thuế kỳ vọng giúp phân tích lượng dữ liệu khổng lồ về thuế, qua đó phát hiện các trường hợp nghi vấn trốn thuế, gian lận thuế. Bên cạnh đó, AI cũng giúp tự động hóa các quy trình thủ công, tiết kiệm thời gian và nhân lực trong hoạt động quản lý thuế.
Ngày 20-5, STEAM for Vietnam kết hợp cùng Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, Scratch Foundation, Đại học Bách khoa Hà Nội cùng với Quỹ Hỗ trợ Đổi mới Giáo dục Phổ thông Việt Nam (VIGEF) hợp tác tổ chức chương trình Train the Trainers (Tuyển chọn và đào tạo giảng viên) năm 2024. Chủ đề của chương trình năm nay là “Tư duy máy tính và thiết kế chương trình giáo dục sử dụng Generative AI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh)”.
Toà soạn: Số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội
Điện thoại: (84 – 24) 3747 1748 / 3747 1029
E-mail : [email protected];
[email protected]
Giấy phép số: 259/GP – BTTTT ngày 12-5-2021
© 2020 Bản quyền thuộc Báo Quân đội nhân dân
Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Quân đội nhân dân

source

Facebook Comments Box

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *