Sinh viên ngành thiết kế chip ra trường có thể kiếm ít nhất 10.000 USD/năm – Báo Lao Động

1. Nhấn icon ổ khóa trên thanh URL của trình duyệt
2. Tìm “Thông báo” và chọn cho phép
3. Tải lại trang
Hiện nhân sự ngành chip đang thiếu hụt trên toàn thế giới. Điều này kéo theo mức lương hấp dẫn khi sinh viên mới ra trường thường đã có mức lương khởi điểm khoảng 10.000 USD/năm, chưa kể thưởng.
Chia sẻ tại tọa đàm “Thiết kế chip bán dẫn: Cơ hội mới – Tương lai” diễn ra vào hôm nay (13.4), ông Harsh Bharwani – CEO Tập đoàn Jetking (hơn 75 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo công nghệ) – cho biết hiện nay giá trị ngành chip trên toàn cầu là 500 tỉ USD, nhưng trong thời gian tới dự kiến sẽ tăng lên gần gấp 4 lần là 1.800 tỉ USD. Chính điều này sẽ kéo theo nhu cầu rất lớn về việc làm để đáp ứng cho sự phát triển.
Ông kỳ vọng việc đào tạo học sinh, sinh viên tại Việt Nam để phục vụ ngành công nghiệp tỉ đô này sẽ có tiềm năng lớn trong khoảng 10 năm tiếp theo.
“Việt Nam có nhiều thế mạnh trong thiết kế chip với quy mô dân số trẻ và phát triển mạnh. Giới trẻ có trình độ hiểu biết và sử dụng công nghệ nhanh. Để đáp ứng yêu cầu từ những nhà sản xuất lớn, các bạn sẽ cần cải thiện về ngoại ngữ (tiếng Anh), tầm nhìn về kinh tế toàn cầu, những công nghệ mới về thiết kế chip, trí tuệ nhân tạo… Đồng thời, khi học bất kỳ công nghệ nào cũng cần làm tốt cả ở lý thuyết và thực hành” – ông Harsh Bharwani nói.
Một trong những yếu tố hấp dẫn của kỹ sư thiết kế chip bán dẫn chính là mức lương. Ông Nguyễn Thanh Yên – Tổng giám đốc Công ty CoAsia SEMI Việt Nam – tiết lộ, lương kỹ sư ngành này ở nước ta rơi vào khoảng 10.000 – 100.000 USD/năm tùy vào kinh nghiệm. Sinh viên mới ra trường thường đã có mức lương khởi điểm khoảng 10.000 USD/năm, chưa kể thưởng.
“Hiện nhân sự ngành chip đang thiếu hụt trên toàn thế giới. Việc Việt Nam đào tạo được nguồn nhân lực tốt, trở thành nơi cung cấp nhân lực sẽ trở thành mỏ neo giữ các công ty đầu tư ở lại. Nguồn nhân lực càng nhiều và chất lượng thì mỏ neo càng lớn và chắc chắn để giữ dòng tiền đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên thách thức với những người trẻ muốn theo đuổi ngành thiết kế chip bán dẫn không hề nhỏ. Họ cần đam mê, kiên trì bởi phải sau khoảng 10 năm mới bắt đầu thu quả ngọt” – ông Yên đánh giá.
Tương tự, ông Hoàng Nam Tiến – Phó chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học FPT – cũng nhấn mạnh về sự kiên nhẫn, kỷ luật với bản thân để đạt được thành công: “Chỉ 5 năm nữa Việt Nam sẽ là nơi cần đến, phải đến của ngành công nghiệp bán dẫn thế giới. Chúng tôi có lòng tin sau 14 – 16 tháng đào tạo nghề là có thể bắt đầu làm việc trong ngành thiết kế chip bán dẫn”.
Cũng tại sự kiện, ông Võ Xuân Hoài – Phó Giám được Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) – chia sẻ: “Chúng ta đang có sự đồng bộ giữa các trường, các đơn vị đào tạo liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam. Chưa bao giờ chúng ta thấy được tinh thần đoàn kết, cùng nhau đi lên, cùng nhau phát triển vì mục tiêu chung quốc gia như hiện nay”.
Xuất bản số Báo Lao Động đầu tiên vào ngày 14.8.1929
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Giấy phép số 346/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 08.07.2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Ngọc Hiển
Địa chỉ liên hệ:
Số 06, Phạm Văn Bạch, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Đăng nhập bằng tài khoản Lao Động

Email đăng nhập:
Mật khẩu:
Bạn quên mật khẩu? Lấy lại mật khẩu
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay.

Đăng nhập nhanh bằng tài khoản mạng xã hội

ĐĂNG KÝ

QUÊN MẬT KHẨU

Nhập email lấy lại mật khẩu:

source

Facebook Comments Box

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *