Quản trị trí tuệ nhân tạo: Kinh nghiệm thực tiễn từ khu vực và thế giới – Báo Thế giới và Việt Nam

Tọa đàm có sự tham gia của hơn 40 diễn giả và đại biểu từ các bộ ngành, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và kênh truyền thông trong nước, cũng như gần 15 đại biểu từ DCAF và các đối tác. (Ảnh: Xuân Sơn)
Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Việt Lâm, Chuyên viên Cao cấp, Văn phòng Bộ Ngoại giao cho rằng, chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của thời kỳ trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển mạnh mẽ và công nghệ này có nhiều tiềm năng trong cách mạng hóa một số ngành công nghiệp, tăng cường tính hiệu quả, giải quyết một số vấn đề khu vực và toàn cầu. Bên cạnh các cơ hội lớn, còn có nhiều thách thức liên quan đến địa chính trị, xã hội, kinh tế và đạo đức mà chúng ta cần giải quyết.
Ông Nguyễn Việt Lâm nhấn mạnh, thông qua hội thảo sẽ đề xuất phương hướng giải quyết những vấn đề nêu trên, đồng thời cho rằng đây không phải vấn đề riêng của từng quốc gia, mà cần sự nỗ lực chung của các giới, các chính trị gia, nhà quản lý và doanh nghiệp.
Hội thảo cũng hướng tới mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu một số bài học thành công và xác định những thông lệ tốt nhất để sử dụng AI trong bối cảnh đặc thù của khu vực Đông Nam Á.
Tại Phiên thứ nhất về “Thực trạng phát triển và quản trị AI trên toàn cầu, bài học kinh nghiệm của châu Âu”, theo T.S Dawn Lui thuộc DCAF, AI là hệ thống máy đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu lớn, khi có nhiều kết quả đầu vào thì sẽ có kết quả đầu ra khác nhau. Ở đây không chỉ đề cập đến chính phủ nói riêng, mà về quản trị nói chung, về cơ cấu, cơ chế, tổ chức và cả những quy định, khuôn khổ pháp lý liên quan tới AI.
Trong khi đó, bà Sarah Wiedemar thuộc Viện Kỹ thuật liên bang Zurich (ETH Zurich) của Thụy Sỹ cung cấp 2 mô hình quản trị AI điển hình tại châu Âu là Đạo luật AI của Liên minh châu Âu (EU) và khung quản lý quy định AI của Vương quốc Anh.
Đạo luật AI của EU là khung quản lý ở cấp siêu quốc gia, nhằm đảm bảo hệ thống AI an toàn và minh bạch, cũng như nâng cao đầu tư vào lĩnh vực quản trị AI. Khác với EU, Anh có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn, khuyến khích đổi mới trong phát triển AI, đồng thời sử dụng khung luật pháp có sẵn để áp dụng tùy từng bối cảnh.
Tại Phiên thứ hai về “Thực trạng, cơ hội và thách thức trong quản trị AI tại Việt Nam và Đông Nam Á”, T.S Nguyễn Đức Thủy, Viện Công nghiệp phần mềm & Nội dung số, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quản lý sản phẩm AI tại châu Âu, ASEAN và Hàn Quốc, đồng thời khẳng định AI là xu thế phát triển tất yếu, có tác động to lớn, toàn diện về cả mặt tích cực lẫn tiêu cực với đời sống xã hội.
Trên khía cạnh quản trị AI, Việt Nam chưa có những hướng dẫn, quy định của cơ quan chức năng nhà nước về lĩnh vực sử dụng dữ liệu trong các hệ thống, sản phẩm, dịch vụ AI trong nước; chưa có những công bố mang tính chuyên môn về kỹ thuật; chưa lường trước các rủi ro của AI trong những ứng dụng cụ thể.
Do đó, T.S Nguyễn Đức Thủy cho rằng, quản lý AI phải giải quyết hài hòa giữa thúc đẩy phát triển, ứng dụng AI để phát huy mặt tích cực, đồng thời hạn chế rủi ro, tận dụng lợi thế nhân lực trong nước.
Theo ông Hà Trung Hiếu, Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo VinAI, dù xuất phát từ nước đang phát triển, VinAI vẫn có thể lọt top 20 công ty có phòng thí nghiệm phát triển AI lớn nhất thế giới. VinAI thành lập năm 2019, trước khi có ChatGPT và các sản phẩm AI phổ biến ra đời và để đạt được tầm nhìn của mình, VinAI cần có nhân lực tương ứng. Do đó công ty đã tuyển sinh viên tiềm năng từ các trường đại học Việt Nam, cho phép họ tham gia chương trình nghiên cứu AI.
Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo TG&VN, T.S Nguyễn Đức Thủy cho hay, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế số ASEAN lần thứ 4 (tháng 2/2024 tại Singapore) đã họp và thông qua quyết định ban hành khung quản trị AI mang tính đạo đức và tin cậy, đây là cơ sở pháp lý để thực hiện chung trong khu vực và các nước có thể ban hành quy định cụ thể để thực hiện theo khuôn khổ này.
Với Việt Nam, các cơ quan chức năng đang có những chủ trương xây dựng khung quản trị AI và tiêu chuẩn AI trong thời gian tới, cũng như xem xét để ban hành thành văn bản quy phạm pháp luật.
Phát biểu bế mạc, đại diện Học viện Ngoại giao và DCAF cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ và tham gia tích cực của các đại biểu tham gia trực tiếp và trực tuyến. Ban tổ chức hy vọng các ý kiến trao đổi thẳng thắn và các đề xuất mang tính thực tiễn cao tại tọa đàm sẽ góp phần nâng cao nhận thức về AI trong cộng đồng học thuật, hoạch định chính sách tại Việt Nam và quốc tế.

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/6.

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/6.

Ngày 18/6, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang đồng tổ …

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/6.

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/6.

Báo Thế giới và Việt Nam
CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO
Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh
Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022.
Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: [email protected]
Liên hệ quảng cáo: [email protected]
© Copyright 2022 “Báo Thế giới & Việt Nam”, All rights reserved.
® Không được sao chép lại bất kì thông tin nào từ website này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Thế giới và Việt Nam.
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
DMCA.com Protection Status

source

Facebook Comments Box

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *