“Nâng chất, tăng lượng" nguồn nhân lực ngành bán dẫn – Tạp chí Hải quan Online
Thời gian vừa qua, nhiều đoàn doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp bán dẫn từ các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ đã tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Ngành công nghiệp chip bán dẫn tại Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để phát triển. Xin bà cho biết về thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam và nhu cầu trong thời gian tới?
Hiện đã có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn, trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tế, trước đây, thị trường này đã có nhu cầu nhưng vẫn còn manh mún và ở dạng tiềm năng nên việc thu hút nguồn nhân lực không đơn giản. Không dễ dàng để thu hút sinh viên theo học các lĩnh vực STEM (4 khối ngành: Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kỹ thuật và Mathematic – Toán học), lĩnh vực công nghệ cao. Trong khi đó, tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế (Đại học Fullbright) trong 5 năm tới khoảng 20.000 người và 10 năm tới khoảng 50.000 người từ trình độ đại học trở lên. Hiện tại, số nhân lực thiết kế vi mạch có khoảng 5.000 người đến từ các trường đại học kỹ thuật, nhu cầu đào tạo trong một vài năm tới khoảng 3.000 người/năm, trong đó số tốt nghiệp sau đại học chiếm ít nhất 30% (bao gồm cả kỹ sư bậc 7, thạc sĩ, tiến sĩ).
Trong những năm qua, Việt Nam đã có chính sách, truyền thông khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học mở rộng, phát triển các ngành đào tạo STEM, trong đó tập trung vào các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin – truyền thông (ICT), các ngành phục vụ nhân lực cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, AI, Bigdata…
Trong giai đoạn 2019 – 2022, số tuyển mới sinh viên đại học khối STEM tăng trung bình 10% mỗi năm, cao hơn so với mức tăng trưởng chung 6,5%. Ba lĩnh vực có mức tăng trưởng trung bình hàng năm mạnh nhất là Máy tính và công nghệ thông tin (17,1%), Công nghệ kỹ thuật (10,6%). Như vậy, rõ ràng chúng ta đã bắt đầu có sự định hướng và các thí sinh giỏi cũng bắt đầu tìm đến với lĩnh vực này ngày càng nhiều hơn. Đây là một tín hiệu rất tốt.
Về phía các trường đại học, các trường đại học kỹ thuật công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã tương đối sẵn sàng về năng lực đào tạo đáp ứng yêu cầu về nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn – vi mạch. Theo đó, nhân lực về nghiên cứu, phát triển và sản xuất vật liệu bán dẫn có các ngành đào tạo về hóa học, vật lý, vật liệu… Nhân lực về thiết kế và sản xuất vi mạch có các ngành đào tạo phù hợp nhất là kỹ thuật điện tử, điện tử-viễn thông; các ngành gần bao gồm kỹ thuật điện, điều khiển và tự động hóa, cơ điện tử,…
Việc đào tạo có thể tuyển mới đào tạo từ đầu, hoặc sinh viên học các ngành gần có thể chuyển đổi để học chuyên sâu trong 1-2 năm cuối; hoặc kỹ sư đã tốt nghiệp các ngành gần có thể học bổ sung các khóa đào tạo từ vài tháng tới 1-2 năm để đáp ứng được yêu cầu của lĩnh vực bán dẫn – vi mạch.
Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho thấy, số lượng sinh viên đại học tuyển mới và tốt nghiệp các nhóm ngành phù hợp (cần điều chỉnh chương trình đào tạo để bổ sung chuyên ngành sâu từ 1-2 học kỳ), ngành gần (cần học chuyển đổi, bổ sung từ 2-3 học kỳ) như sau: Các ngành phù hợp (điện tử-viễn thông, vi điện tử…): tuyển mới khoảng 6.000 và tốt nghiệp khoảng 5.000/năm (gia tăng trung bình 7%/năm). Các ngành gần (điện, cơ điện tử, tự động hóa, kỹ thuật máy tính…): tuyển mới khoảng 15.000 và tốt nghiệp khoảng 13.000/năm (gia tăng trung bình 10%/năm). Như vậy, nếu 30% sinh viên các ngành phù hợp và 10% các ngành gần theo học các chuyên ngành vi mạch bán dẫn, thì số lượng 3.000 người tốt nghiệp/năm là khả thi.
Tuy có nhiều tiềm năng, nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn khá ít, nguyên nhân là vì sao, thưa bà?
Do thị trường lao động về lĩnh vực bán dẫn – vi mạch mới manh nha hình thành, chủ yếu ở dạng tiềm năng vì vậy thách thức lớn nhất là làm sao thu hút được sinh viên theo học các chuyên ngành này và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này rất cần các chính sách hỗ trợ đồng bộ từ phía Nhà nước.
Theo bà, để khuyến khích cũng như thu hút người học, gia tăng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam, trong thời gian tới cần triển khai những giải pháp nào?
Từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 3 nhóm chính sách được đề xuất. Cụ thể, thứ nhất là nhóm chính sách hỗ trợ, khuyến khích người học để nâng cao số lượng và chất lượng tuyển sinh đầu vào (bao gồm cả tuyển sinh học theo các chương trình đào tạo chuyên sâu, chương trình đào tạo chuyển đổi). Đó là chính sách học bổng, miễn giảm học phí, tín dụng ưu đãi… nhất là để thu hút ít nhất 1.000 học viên theo học sau đại học (hiện nay tỉ lệ học sau đại học các ngành này chỉ khoảng 4%). Thứ hai là nhóm chính sách hỗ trợ, đầu tư đột phá để tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu, trước hết là năng lực đội ngũ giảng viên, trang thiết bị thí nghiệm, công cụ phần mềm thực hành, thí nghiệm và mô phỏng. Thứ ba là nhóm chính sách khuyến khích, thúc đẩy hợp tác đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, nhất là với các trường đại học, doanh nghiệp đối tác (có tiềm năng đầu tư tại Việt Nam).
Tuy nhiên, nếu chỉ một mình Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ không thể giải quyết hết các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực, mà cần các bộ, ngành, địa phương liên quan có chính sách khuyến khích thu hút nguồn nhân lực giỏi. Bên cạnh đó, cần vai trò hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp.
Trong đó, viện nghiên cứu là cầu nối để thúc đẩy nghiên cứu, đổi mới sáng tạo. Đồng thời, cùng các trường đại học đưa kiến thức mới vào đào tạo nguồn nhân lực.
Chúng tôi nghĩ rằng những chính sách đột phá này sẽ đáp ứng được nhu cầu cũng như dự báo mà chúng ta đã đặt ra. Nếu chỉ dựa vào năng lực hiện tại của hệ thống sẽ không đủ để đáp ứng cho nhu cầu nhân lực trong 10 năm tới.
Xin cảm ơn bà!
13:48 | 30/05/2024 Kinh tế
13:15 | 28/05/2024 Doanh nghiệp – Doanh nhân
10:30 | 02/05/2024 Kinh tế
15:45 | 05/06/2024 Kinh tế
14:23 | 05/06/2024 Kinh tế
13:20 | 05/06/2024 Kinh tế
20:13 | 04/06/2024 Kinh tế
14:42 | 04/06/2024 Kinh tế
14:34 | 04/06/2024 Kinh tế
14:17 | 04/06/2024 Kinh tế
13:02 | 04/06/2024 Kinh tế
21:25 | 03/06/2024 Kinh tế
17:40 | 03/06/2024 Kinh tế
17:40 | 03/06/2024 Kinh tế
15:54 | 03/06/2024 Kinh tế
13:37 | 03/06/2024 Kinh tế
20:26 | 05/06/2024
20:09 | 05/06/2024
20:03 | 05/06/2024
19:15 | 05/06/2024
16:42 | 05/06/2024
15:49 | 03/06/2024 Hải quan
19:30 | 17/05/2024 Hải quan
19:49 | 17/05/2024 Hải quan
09:52 | 18/05/2024 Kinh tế
11:28 | 19/05/2024 Sự kiện – Vấn đề
15:17 | 05/06/2024
13:22 | 05/06/2024
09:28 | 05/06/2024
07:50 | 05/06/2024
20:06 | 04/06/2024
09:30 | 04/06/2024
20:03 | 05/06/2024
15:10 | 05/06/2024
12:39 | 05/06/2024
10:01 | 05/06/2024
09:44 | 05/06/2024
19:52 | 04/06/2024
15:30 | 05/06/2024
09:32 | 05/06/2024
20:16 | 04/06/2024
19:57 | 04/06/2024
16:13 | 04/06/2024
13:28 | 04/06/2024
15:40 | 05/06/2024
14:21 | 05/06/2024
13:15 | 05/06/2024
07:51 | 05/06/2024
15:55 | 04/06/2024
14:44 | 04/06/2024
16:42 | 05/06/2024
09:43 | 05/06/2024
13:42 | 04/06/2024
10:41 | 04/06/2024
10:31 | 04/06/2024
09:56 | 03/06/2024
15:41 | 05/06/2024
10:55 | 04/06/2024
16:34 | 03/06/2024
13:54 | 03/06/2024
09:25 | 31/05/2024
09:07 | 31/05/2024
09:48 | 05/06/2024
09:31 | 05/06/2024
07:52 | 05/06/2024
12:59 | 04/06/2024
10:30 | 04/06/2024
10:30 | 04/06/2024
© Bản quyền 2022 Tạp chí Hải Quan – Cơ quan của Tổng cục Hải quan
Tổng biên tập: Vũ Thị Ánh Hồng
Phó Tổng biên tập: Hoàng Anh Vinh – Nguyễn Chí Thành
Thư ký toà soạn: Nguyễn Mạnh Hùng
Giấy phép số: 459/GP-BTTTT ngày 22/10/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Hotline: 0968.96.34.96 E-mail: [email protected]
Địa chỉ: Số 9 phố Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí Hải quan.