Malaysia đặt mục tiêu trở thành trung tâm bán dẫn ở khu vực châu Á – VietnamPlus

Xuất khẩu chất bán dẫn hiện chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Malaysia, giúp quốc gia này trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 6 trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, nhu cầu về chất bán dẫn trên toàn cầu dự kiến đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030.
Malaysia đang nỗ lực tham gia vào thị trường này, với mục tiêu trở thành trung tâm của ngành bán dẫn ở châu Á.
Phát biểu tại Triển lãm Semicon Đông Nam Á 2024 dành cho ngành công nghiệp điện tử trong khu vực, Bộ trưởng Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia, ông Tengku Datuk Abdul Aziz cho biết xuất khẩu chất bán dẫn hiện chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, qua đó giúp Malaysia trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 6 trong lĩnh vực này.
Với kinh nghiệm xây dựng và phát triển ngành bán dẫn trong 50 năm qua, Malaysia sẽ tiếp tục nâng cao vị thế và vai trò trong ngành bán dẫn thông qua ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo ông Zafrul Tengku, kinh nghiệm phát triển ngành điện và điện tử (E&E) của Malaysia, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn sẽ giúp nước này tăng cường khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.
Malaysia hiện là quốc gia Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như sự tăng trưởng chiến lược của ngành bán dẫn.
Bên cạnh đó, ông cũng chia sẻ, nhu cầu chất bán dẫn ngày càng tăng đang thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và sản xuất ở khu vực Đông Nam Á.
Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp toàn cầu SEMI, ông Ajit Manocha cho biết khu vực Đông Nam Á có vị thế tốt để thúc đẩy sự tăng trưởng chưa từng có của ngành bán dẫn.
Các sự kiện như triển lãm Semicon Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác và đổi mới.
Ông Ajit nhận định số lượng công ty tham gia Triển lãm đã tăng cao hơn trong năm nay, cho thấy các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm, tích cực tham gia vào ngành bán dẫn.
Giám đốc điều hành Cơ quan Đầu tư và Phát triển Malaysia, ông Sikh Shamsul Abdul Majid khẳng định quyết tâm đưa Malaysia trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu, đặc biệt là trong lĩnh vực E&E.
Với chính sách hỗ trợ tốt, cùng cơ sở hạ tầng hiện đại và đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, Malaysia đang trở thành điểm đến lý tưởng đối với các doanh nghiệp đang tìm cách thiết lập sự hiện diện và mở rộng hoạt động kinh doanh ở châu Á.
Tại buổi lễ khai mạc Triển lãm, Thủ tướng Anwar Ibrahom thông báo sẽ phân bổ ít nhất 25 tỷ Ringgit để triển khai Chiến lược bán dẫn quốc gia (NSS), trong đó ưu tiên đào tạo và nâng cao tay nghề cho 60.000 kỹ sư trong nước, qua đó thúc đẩy sự phát triển của ngành bán dẫn địa phương./.
Chính phủ Italy dự kiến đầu tư 10 tỷ euro (hơn 10,7 tỷ USD) cho ngành công nghiệp bán dẫn nội địa trong năm nay với nỗ lực “trở thành một trong những nhà sản xuất vi điện tử lớn nhất ở châu Âu.”
Mỹ cung cấp khoản tài trợ lên tới 6,6 tỷ USD và khoản vay khoảng 5 tỷ USD theo Đạo luật CHIPS và Khoa học để hỗ trợ khoản đầu tư hơn 65 tỷ USD của TSMC vào lĩnh vực sản xuất chip.
Các doanh nghiệp Việt Nam cấp 1 và cấp 2 tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung đã tăng gấp 12 lần, từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014 lên 306 doanh nghiệp trong năm 2023.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết tại cuộc gặp song phương diễn ra ở La Haye, Tổng thống Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã thông qua tuyên bố chung về “liên minh chất bán dẫn.”
Cơ quan chủ quản: THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tổng Biên tập: TRẦN TIẾN DUẨN
Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN THỊ TÁM, NGUYỄN HOÀNG NHẬT
Giấy phép số: 1374/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/9/2008.
Quảng cáo: Phó TBT Nguyễn Thị Tám: 093.5958688, Email: [email protected]
Điện thoại: (024) 39411349 – (024) 39411348, Fax: (024) 39411348
Email: [email protected]
© Bản quyền thuộc về VietnamPlus, TTXVN. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

source

Facebook Comments Box

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *