Lợi và hại khi ứng dụng ChatGPT vào giáo dục – Thời Báo Kinh Doanh
Cơn sốt ChatGPT đến Việt Nam, từ ông lớn Vingroup đến các startup AI
Hình ảnh giáo viên với “con thuyền tri thức” sẽ thay đổi trong “cơn bão” trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT. Thay vì lo lắng phần mềm ứng dụng này sẽ thách thức ngành giáo dục, “soán ngôi” thầy cô giáo, việc sử dụng nó một cách thông minh để hỗ trợ học tập, giảng dạy và nghiên cứu hiệu quả là một điều thực sự cần thiết.
Trợ thủ đắc lực
ChatGPT là ứng dụng AI được phát triển từ mô hình GPT-3.5 bởi OpenAI. Với khả năng tạo ra các văn bản tự nhiên và giao diện mang tính tương tác cao, ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là ngành giáo dục.
Được biết đến là môi trường đào tạo công nghệ thông tin trực tuyến 100% đầu tiên tại Việt Nam, FUNiX luôn tận dụng mọi sự phát triển của công nghệ để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho học viên.
Còn nhớ, đầu tháng 1/2023, FUNiX đã tích hợp ChatGPT trên hệ thống Discord – ứng dụng trao đổi thông tin của cộng đồng học viên FUNiX. Chỉ trong thời gian ngắn, ChatGPT đã giải đáp hàng nghìn câu hỏi của người học về chuyên môn lập trình, kỹ thuật code hay kiến thức công nghệ thông tin. Đồng thời, chatbot này còn đưa ra những câu trả lời hữu ích về định hướng nghề nghiệp, cách tự học hiệu quả hay thông tin tổng quan về thị trường việc làm ngành IT,…
Các bạn sinh viên đã coi ChatGPT như một “trợ thủ đắc lực” trong quá trình học tập và nghiên cứu tài liệu.
Hay như tại Đại học Sư phạm Hà Nội, giảng viên của một số môn học đã đưa ứng dụng ChatGPT vào các tiết học.
“Tôi đã mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu làm thế nào sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả. Không phải chỉ đơn thuần gõ nội dung là sẽ ra theo ý muốn, mà phải hiểu rõ được mình cần gì và ghi thật chi tiết, khi đó AI mới truyền đạt đầy đủ. Tôi luôn khuyến khích sinh viên mua gói và học cùng ChatGPT để đem lại hiệu quả trong quá trình học tập. Sau một thời gian dài, đến nay các khóa sinh viên tôi dạy đã sử dụng thành thạo các câu lệnh, biến ChatGPT trở thành một kho tàng tư liệu”, TS. Nguyễn Thị Thanh Hà – Giảng viên khoa Tiểu học cho biết.
Rõ ràng ChatGPT cung cấp sự trợ giúp tức thì trong việc giải đáp thắc mắc của học sinh. Thay vì phải đợi lượt hỏi đáp trong lớp học, học sinh có thể sử dụng ChatGPT để tìm kiếm thông tin và nhận câu trả lời ngay lập tức. Điều này giúp tăng cường sự tập trung và hiệu quả của buổi học.
Trò chuyện với VnBusiness, bạn Đinh Thị Thu Hường (sinh viên năm 3 – Cao đẳng Du lịch) chia sẻ, từ khi biết cách học cùng ChatGPT, mọi bài tập trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không vì thế mà lạm dụng quá nhiều trong quá trình nghiên cứu và học tập, thực chất đây giống như một cuốn “từ điển kiến thức” để mỗi chúng ta tham khảo và phát triển thành nội dung hoàn thiện. Giờ đây điểm của em cũng cao hơn rất nhiều so với năm nhất.
Hơn nữa, đây là một công cụ hữu ích trong việc tạo ra các tài liệu và bài giảng. Giáo viên có thể sử dụng nó để tìm kiếm tài liệu, ví dụ như định nghĩa, thông tin lịch sử, hay các ví dụ minh họa. Họ cũng có thể sử dụng nó để soạn thảo nội dung bài giảng hoặc kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của tài liệu đã có.
Ngoài ra, ChatGPT có thể được sử dụng để hỗ trợ các học sinh có nhu cầu học tập cá nhân hóa như đưa ra các tài liệu tham khảo phù hợp với năng lực và sở thích của từng học sinh, từ đó khuyến khích sự hứng thú và sự nghiên cứu sâu sắc hơn về các chủ đề được học.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên khẳng định, dù thông minh đến đâu thì ChatGPT cũng không thay thế được người thầy, bởi chỉ số thông minh (IQ) có thể được thay thế, nhưng trí tuệ cảm xúc (EQ) chắc chắn còn rất lâu. Hơn nữa, giáo dục là ngành đặc biệt, liên quan đến hình thành năng lực, phẩm chất, kỹ năng của con người. Do đó, một cỗ máy hay công nghệ không thể thay được vai trò của người thầy.
Lợi – hại song hành
Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng như ChatGPT vào giáo dục đã mang lại nhiều lợi ích rõ rệt. Tuy nhiên, như mọi công nghệ, ChatGPT cũng không thiếu những tác hại tiềm tàng đối với quá trình giảng dạy và học tập.
Một trong những tác hại lớn nhất của việc sử dụng ChatGPT trong giảng dạy là sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ. Giáo viên có thể trở nên “bị phụ thuộc” trong việc chuẩn bị bài giảng và giải quyết vấn đề bằng cách dựa quá nhiều vào các câu trả lời tự động từ ChatGPT thay vì tư duy và sự sáng tạo của mình, dần dần làm giảm tính nhân văn và sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường học tập.
Mặc dù, ChatGPT có khả năng cung cấp thông tin và giải đáp câu hỏi nhanh chóng, nhưng không phải lúc nào những thông tin này cũng chính xác và phù hợp với ngữ cảnh giảng dạy. Học sinh có thể dễ dàng nhận thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ từ ChatGPT, dẫn đến hiểu lầm và sai lệch kiến thức, có thể gây hại lớn đối với quá trình học tập và phát triển tri thức của học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng ChatGPT có thể làm giảm khả năng phát triển các kỹ năng phản biện và tư duy sáng tạo của học sinh, sinh viên. Thay vì khuyến khích chúng suy nghĩ và tìm hiểu thông qua các phương pháp thảo luận và nghiên cứu, việc chỉ đơn giản nhờ ChatGPT giải quyết các vấn đề có thể làm giảm sự cần thiết của các kỹ năng này. Hơn nữa, việc dựa quá nhiều vào công nghệ có thể làm mất đi sự hứng thú trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
Là chuyên gia về công nghệ giáo dục, TS. Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) đưa ra một số khuyến nghị. Trước mắt, trong những điều kiện cho phép, có thể tích hợp dùng ChatGPT một cách có cân nhắc và kiểm soát. Đó là sử dụng ChatGPT trong một số hoạt động dạy học mang tính gợi mở, khám phá thông tin sơ bộ như tạo lập dàn ý, tóm tắt vấn đề, chủ đề học tập, nghiên cứu; rèn kỹ năng đặt câu hỏi đa dạng, triển khai vấn đề; kỹ năng đánh giá và kiểm chứng thông tin… Tuy nhiên, người sử dụng bắt buộc phải ghi chú phần nào do ChatGPT thực hiện trong quá trình diễn giải nội dung hay trích dẫn nguồn.
Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Phạm Hương Trà (Phó Trưởng khoa Xã hội học và Phát triển – Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cũng cảnh báo, ChatGPT có thể cung cấp những thông tin sai lệch đặc biệt khi được hỏi bằng tiếng Việt vì thiếu ngữ liệu huấn luyện tương ứng, nhưng lại rất khó truy nguồn, thậm chí tạo ra những “ảo giác” về tri thức; cùng những rủi ro tiềm ẩn về tin tặc, rò rỉ thông tin, bị lợi dụng để lừa đảo qua mạng, hoặc đặt ra những vấn đề về đạo đức,…
Mặc dù có nhiều lợi ích, việc sử dụng ChatGPT trong giảng dạy cũng cần phải được xem xét một cách cân nhắc. Việc thúc đẩy học sinh phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ có thể làm giảm khả năng suy nghĩ sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề của họ. Do đó, việc sử dụng công cụ này nên được kết hợp một cách khéo léo với các phương pháp giảng dạy truyền thống để đảm bảo rằng sự phát triển toàn diện của học sinh vẫn được đảm bảo.
Lê Hồng
Thành công trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia vào sản xuất là minh chứng sống động cho hiệu quả …
Trung Quốc vừa công bố thành lập quỹ đầu tư bán dẫn lớn nhất từ trước đến nay, trị giá 47,5 tỷ USD, nhằm thúc đẩy phát triển ngành công …
Ngày 16/05/2024, Công ty Cổ phẩn Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Nirva – Land (Nirva – …
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Hãy dùng email thật của bạn để nhận liên kết kích hoạt
Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.
Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào
Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam
Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân
Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục
Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.
Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản