Giải pháp phát triển công nghệ phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn – GD&TĐ

Sáng 6/6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Từ thực tế nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tập trung vào ngành công nghiệp bán dẫn, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) đặt câu hỏi: “Phó Thủ tướng đánh giá thế nào về cơ hội tham gia vào ngành công nghiệp hấp dẫn này của Việt Nam?
Việt Nam cần những giải pháp gì để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn?”.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương).
Trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế, kinh tế số phát triển nhanh.
Việt Nam cũng quan tâm giảng dạy, đào tạo toàn diện ngay trong trường đại học, từ công nghệ thông tin đến vật lý, vật liệu…
“Như vậy, chúng ta hoàn toàn có cơ hội để tham gia sâu vào lĩnh vực này”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cho hay, Thủ tướng đã phê duyệt đề án để chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực đối với công nghệ thông tin. Rất nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư trong lĩnh vực kinh tế số, công nghệ cao đã đầu tư ở Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng phát triển rất mạnh về kinh doanh số. Thời gian qua, tăng trưởng và đóng góp của ngành kinh tế số 12%-15%.
“Tốc độ tăng trưởng rất nhanh, nên cơ hội này hoàn toàn có thể thực hiện được”, Phó Thủ tướng cho hay.
Về giải pháp lâu dài, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần quan tâm đào tạo ngay, đào tạo lại những kỹ sư, người được đào tạo trong các trường đại học đã có kiến thức nền tảng, có thể tiếp cận ngay để tham gia vào chuỗi này.
Bên cạnh đào tạo nguồn nhân lực, nước ta có lợi thế lực lượng lao động ở nước ngoài rất đông. Người Việt Nam ở nước ngoài đã tham gia và có năng lực tham gia vào lĩnh vực này.
Do vậy, bằng những cơ chế, chính sách huy động sự tham gia của các nhà khoa học ở nước ngoài, Chính phủ cũng sẽ có chủ trương chọn các trường đại học, xây dựng trung tâm về công nghệ bán dẫn Việt Nam bằng cách đầu tư những phòng thí nghiệm tập trung, hiện đại để có thể thiết kế, kiểm chuẩn và sản xuất.
“Có như vậy, chúng ta mới có cơ hội tham gia sâu vào chuỗi này…”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.
Trả lời câu hỏi về phát triển công nghiệp phụ trợ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đã cấp các giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp FDI. Nhưng cũng cần đặt ra vấn đề các doanh nghiệp có cam kết công nghệ ở những ngành mới nổi, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, có lộ trình nội địa hóa, hướng tới việc Việt Nam có thể làm chủ một số lĩnh vực.
“Chúng ta có thể tận dụng cơ hội để phát triển hệ sinh thái này như công nghiệp năng lượng tái tạo, công nghiệp đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị, chip bán dẫn… Đảm bảo các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được tài chính và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nắm bắt nhu cầu thị trường”, Phó Thủ tướng nói.
CƠ QUAN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – DIỄN ĐÀN TOÀN XÃ HỘI VÌ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
Cơ quan chủ quản: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số giấy phép 479/GP-BTTTT, cấp ngày 29/10/2020, ISSN 1859-2945.
Tổng Biên tập: Triệu Ngọc Lâm
Phó Tổng Biên tập: Dương Thanh Hương – Nguyễn Đức Tuân
® Ghi rõ nguồn “Báo Giáo dục & Thời đại” khi phát hành lại thông tin từ website.
Phòng Truyền thông và Dự án
Hotline: 0886 059 988

source

Facebook Comments Box

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *