Cuộc đua bán dẫn: Trung Quốc tăng cường nhập khẩu thiết bị sản xuất chip từ Nhật Bản – VnEconomy

Trở lại trang chủ
Theo Nikkei Asian, tính đến hết tháng 3/2024, ít nhất 50% lượng xuất khẩu của các thiết bị sản xuất chất bán dẫn của Nhật Bản đã cập bến Trung Quốc. Đây được xem là quý thứ ba liên tiếp hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc đạt số lượng lớn, trong bối cảnh nhu cầu đối với các thiết bị sản xuất chip tăng vọt do các hạn chế thương mại từ Hoa Kỳ.
Dữ liệu thương mại của Nhật Bản cho thấy Trung Quốc chiếm một nửa số lô hàng thiết bị sản xuất chất bán dẫn, linh kiện cho máy móc này cũng như thiết bị sản xuất màn hình phẳng.
Giá trị xuất khẩu này sang Trung Quốc đã tăng 82% so với cùng kỳ trong quý 3 lên 521,2 tỷ yên (3,32 tỷ USD), con số cao nhất theo dữ liệu tính từ năm 2007.
Nhật Bản vào tháng 7 năm ngoái đã yêu cầu Bộ thương mại phê duyệt cho phép xuất khẩu các thiết bị sản xuất chất bán dẫn tiên tiến, chẳng hạn như chip logic 14 nanomet và tiên tiến hơn, đến nhiều quốc gia hơn.
Nguyên nhân cho sự gia tăng của các chuyến hàng đến Trung Quốc một phần xuất phát từ việc tranh giành mua thiết bị trong bối cảnh hạn chế. Đa số lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ nhằm hạn chế khả năng sản xuất chip tiên tiến từ đất nước tỷ dân khi cuộc chiến công nghệ giữa hai quốc gia ngày càng nóng lên.
Năm 2020, SMIC(Semiconductor Manufacturing International Corporation) bị đưa vào danh sách đen thương mại Hoa Kỳ, được gọi là Entity List. Được biết, SMIC là nhà sản xuất chất bán dẫn theo hợp đồng lớn nhất Trung Quốc. Lệnh trừng phạt cô lập công ty khỏi vô số tiến bộ công nghệ ngoài nước, chính là nền tảng cho phép hãng sản xuất thế hệ chip tiên tiến. Tháng 10 năm ngoái, Hoa Kỳ tiếp tục thắt chặt hạn chế, ngăn chặn hầu hết hoạt động mua bán chip trí tuệ nhân tạo và công cụ bán dẫn với Trung Quốc.
Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy nước này đã nhập khẩu thiết bị sản xuất chip trị giá 5,2 tỷ USD từ phần còn lại của thế giới vào tháng 9/2023. Con số này tăng khoảng một nửa so với một năm trước đó, số liệu từ hải quan Trung Quốc cho thấy lượng mua từ Nhật Bản và Hà Lan đều tăng đáng kể.
Các nhà phân tích cho biết, chất bán dẫn thường tuân theo chu kỳ bùng nổ và thu hẹp kéo dài từ ba đến bốn năm. Thị trường toàn cầu trước đó bước vào thời kỳ suy thoái vào nửa cuối năm 2022 trong bối cảnh sau đại dịch, các dấu hiệu đều cho thấy đã đến mức chạm đáy.
Dự báo lĩnh vực về chất bán dẫn sẽ quay lại xu hướng tăng trưởng. Minh chứng cho thấy xuất khẩu thiết bị sản xuất chip toàn cầu của Nhật Bản đã tăng 13% so với quý trước, mức tăng đầu tiên trong 5 quý gần đây.
Tổng biên tập:
TS. Chử Văn Lâm
Tổng thư ký tòa soạn:
Đào Quang Bính
Giấy phép Tạp chí điện tử số:
272/GP-BTTTT ngày 26/6/2020
Phát triển bởi Hemera Media
Bản quyền thuộc về VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.
Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.
Trụ sở: Số 96-98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 62603760
Điện thoại: 02437552050

source

Facebook Comments Box

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *