“Cuộc chiến” chất bán dẫn (Kỳ II): Bùng nổ xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng – diendandoanhnghiep.vn

Hệ sinh thái ngành bán dẫn toàn cầu đã phát triển nhiều năm để trở nên vô cùng phức tạp
Những năm 1960, các công ty Mỹ, điển hình là Fairchild Semiconductor, thống trị lĩnh vực bóng bán dẫn thế giới. Thế nhưng, để tối ưu chi phí, từ những năm 1970, các công ty bán dẫn dần chuyển các khâu ít hàm lượng công nghệ hơn sang các nước Đông Á nhằm tận dụng nguồn lao động dồi dào giá rẻ và các quy định môi trường lỏng lẻo hơn tại đây.
>> Trung Quốc tạo “đột phá” mới trong sản xuất chip
Kết quả, ngày nay ngành công nghiệp bán dẫn là một trong những lĩnh vực hội nhập quốc tế nhất trên thế giới, với các giai đoạn nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và lắp ráp khác nhau trải dài khắp Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Á. Trung bình, các công ty bán dẫn của Mỹ làm việc với khoảng 16.000 nhà cung cấp.
Mặt khác, đây cũng là một trong những ngành công nghiệp có nhiều “nút thắt” nhất toàn cầu. Bởi ngành này cần có hàm lượng công nghệ và giá trị đầu tư khổng lồ, chỉ một vài công ty đóng vai trò không cân xứng ở mỗi giai đoạn của chuỗi giá trị toàn cầu.
Công ty Hà Lan ASML độc quyền đối với các hệ thống in thạch bản tiên tiến được sử dụng để in các thiết kế cực nhỏ xác định chức năng của chip. Tương tự, TSMC của Đài Loan sản xuất hơn 90% các chip xử lý thông tin – bộ não của các thiết bị điện tử – trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nói một cách khác, thiếu 1 trong 2 tập đoàn công nghệ này, ngành bán dẫn toàn cầu có thể sụp đổ.
Cũng bởi vậy, chuỗi cung ứng phức tạp này bắt đầu bộc lộ khiếm khuyết khi căng thẳng địa chính trị giữa các cường quốc nổ ra. Khi Trung Quốc trỗi dậy và thể hiện các tham vọng bành trướng về kinh tế, địa chính trị và chủ quyền khắp thế giới, Mỹ và các đồng minh không thể hài lòng, dẫn tới chiến tranh thương mại và trả đũa lẫn nhau trong ngành bán dẫn.
Mối quan hệ trong ngành bán dẫn bắt đầu rạn nứt kể từ khi căng thẳng địa chính trị Mỹ – Trung Quốc bắt đầu lan rộng
Mỹ cấm các công ty Trung Quốc tiếp cận các công nghệ chip tối tân nhất, trong khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm – thành phần thiết yếu của ngành bán dẫn mà Bắc Kinh kiểm soát tới hơn 90% chuỗi cung ứng toàn cầu – để trả đũa.
Khi chuỗi cung ứng ngày càng mong manh, onshoring hay friendshoring – được hiểu là chuyển dịch chuỗi cung ứng về nước hoặc các quốc gia thân thiện – trở thành xu thế toàn cầu của ngành bán dẫn.
Tại Hà Nội hồi tháng 7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tuyên bố chiến lược dịch chuyển chuỗi cung ứng mà Mỹ đang theo đuổi nhằm mục đích xây dựng chuỗi cung ứng an toàn và đáng tin cậy. “Mục tiêu của chúng tôi là giảm tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế đối với cú sốc cung ứng trong sản xuất những loại hàng hóa quan trọng”, bà Janet Yellen nói.
Vào tháng 8/2022, Tổng thống Joe Biden ban hành Đạo luật CHIPS và Khoa học năm 2022 (CHIPS+), cung cấp 52 tỷ USD trợ cấp cho việc thiết kế và sản xuất chip máy tính ở Mỹ để khuyến khích đầu tư vào sản xuất chip trong nước. Chưa kể, khoảng 200 tỷ USD sẽ được huy động để hỗ trợ các hoạt động khoa học và phát triển nhằm thúc đẩy đổi mới. Đáng chú ý, các công ty nhận được sự hỗ trợ sẽ bị cấm mở rộng sản xuất ở Trung Quốc, ngoài các loại “chất bán dẫn cũ” trong 10 năm.
Kết quả, một xu hướng chuyển dịch lớn đang hình thành trong ngành bán dẫn. Một số tập đoàn đa quốc gia đã công bố kế hoạch đầu tư vào các nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại Hoa Kỳ, bao gồm TSMC (35 tỷ USD trong hoạt động sản xuất tấm wafer hiện đại ở Arizona), Samsung (17 tỷ USD ở Texas), Intel (29 tỷ USD ở Ohio), Texas Instruments (30 tỷ USD ở Texas), Micron Technologies (40 tỷ USD) hay Qualcomm (4,2 tỷ USD).
>> Vì sao Mỹ khó ngăn Trung Quốc phát triển sản xuất chất bán dẫn?
Một sáng kiến nổi bật khác là đề xuất Liên minh Chip 4 với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan nhằm hợp tác chặt chẽ hơn trong tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng chip máy tính.
Tương tự, Châu Âu dự tính sẽ đầu tư 43 tỷ euro nhằm tăng gấp đôi thị phần sản xuất chất bán dẫn hiện tại lên 20% vào năm 2030. Theo các chuyên gia, điều này không chỉ tạo đột phá mới cho ngành bán dẫn châu Âu, mà còn giảm thiểu các nguy cơ địa chính trị, bảo vệ chủ quyền, quyền tự chủ và khả năng phục hồi của khu vực trước sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung Trung Quốc.
Chiến lược dịch chuyển chuỗi cung ứng về trong nước hoặc các nước đối tác đã và đang trở thành xu thế mới
Để đáp lại những dịch chuyển của Mỹ và phương Tây, Trung Quốc cũng không ngồi yên. Năm 2022, Bắc Kinh đã phân bổ hơn 100 tỷ USD để phát triển ngành bán dẫn trong nước nhằm phá vỡ sự phụ thuộc vào phương Tây. Năm ngoái, sản lượng chip của Trung Quốc đã tăng 33,3% so với năm 2021, và tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng trong năm 2020.
Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC), nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc, đã nâng mức vốn đầu tư lên 5 tỷ USD trong năm ngoái để mở rộng công suất. Thậm chí, công ty này còn tuyên bố đã có thể sản xuất chip 7 nm – điều mà chưa nhà sản xuất Trung Quốc nào làm được.
Thế nhưng, với các nhà quan sát, xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng trong ngành bán dẫn không có nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế mà chỉ đơn thuần giải quyết vấn đề cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc.
Chưa kể tới chi phí dịch chuyển chuỗi sản xuất phức tạp sang nơi khác, một thách thức đáng kể khác là chi phí lao động tương đối cao hơn ở Mỹ và các nước có đủ trình độ, cũng như hiệu suất sẽ bị giảm đáng kể với sự phức tạp tổng thể của hệ sinh thái chip ngày nay đặt ra.
“Cuộc chiến” chất bán dẫn (Kỳ I): Ai đang dẫn đầu cuộc chơi?
04:20, 02/10/2023
Mỹ và chiến lược dịch chuyển chuỗi cung ứng (Kỳ III): Cuộc “so găng” trong ngành bán dẫn
04:15, 04/09/2023
Mỹ và chiến lược dịch chuyển chuỗi cung ứng (Kỳ IV): Cơ hội nào cho đất hiếm Việt Nam?
04:00, 06/09/2023
Mỹ và chiến lược dịch chuyển chuỗi cung ứng (Kỳ II): Lộ diện rổ hàng hóa thuộc diện ưu tiên
04:00, 02/09/2023
Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.
Đang tải bình luận…
15/06/2024, 04:49 | Xe
15/06/2024, 04:30 | Kinh tế
15/06/2024, 04:10 | Bình luận
15/06/2024, 04:00 | Quốc tế
15/06/2024, 03:30 | Chính trị – xã hội
15/06/2024, 03:30 | Quốc tế
15/06/2024, 04:49 | Xe
Theo xu hướng phát triển, xe hơi ngày càng được trang bị nhiều công nghệ hiện đại và thông minh. Tuy nhiên, số tiền chi cho sửa chữa, thay mới cũng tốn kém hơn nhiều.
15/06/2024, 04:30 | Kinh tế
Theo TPS, triển vọng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong những năm tới sẽ rất khả quan khi thu nhập người tiêu dùng ngày càng tăng sẽ thúc đẩy sử dụng nhiều hơn các sản phẩm chăn nuôi.
15/06/2024, 04:10 | Bình luận
Theo các chuyên gia, việc Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đưa phân bón vào diện chịu thuế, không chỉ mang lại nguồn thu cho ngân sách, mà còn tháo gỡ “nút thắt” với ngành này sau 10 năm…
15/06/2024, 04:00 | Quốc tế
Châu Âu đang bị chia rẽ trong việc đánh thuế xe điện Trung Quốc. Nhiều chuyên gia cho rằng, châu âu tự "lấy đá ghè chân mình".
15/06/2024, 03:30 | Chính trị – xã hội
Những tín hiệu khả quan về lượng mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 chứng minh rõ ràng khả năng tăng trưởng của nhóm ngành hàng này.
15/06/2024, 03:30 | Quốc tế
Nhu cầu điện năng từ trung tâm dữ liệu và AI đang mở ra cơ hội cho các nhà phát triển lò phản ứng hạt nhân nhỏ và sạch đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu và thương mại hóa.
15/06/2024, 03:10 | Doanh nghiệp
Với việc ra mắt dịch vụ Taxi hybrid, đồng thời giới thiệu dự án hợp tác chiến lược với Toyota Việt Nam, Vinasun đang kiên định trên con đường mục tiêu của mình.
15/06/2024, 03:00 | Doanh nghiệp
Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với clinker, xi măng. Trước mắt khi chưa bãi bỏ thì giữ nguyên mức thuế suất xuất khẩu 5% với clinker.
15/06/2024, 03:00 | Doanh nghiệp
Nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp đang ở giai đoạn giao thoa đặc biệt của nhiều xu hướng, mang lại nhiều cơ hội tạo sự phát triển bứt phá.
15/06/2024, 03:00 | Quốc tế
Khi Đông Nam Á phấn đấu trở thành tâm điểm tăng trưởng, ngành công nghiệp năng lượng mặt trời sẽ là trụ cột chính của nỗ lực này.
15/06/2024, 03:00 | Bình luận
Để giảm tình trạng tiêu thụ đường không hợp lý và những tác hại của đồ uống có đường đến sức khỏe, các chuyên gia cho rằng, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là cần thiết.
Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp
Cơ quan của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Giấy phép số: 58/GP-BTTTT ngày 18/02/2020

Tổng Biên tập: Nguyễn Linh Anh
Phó Tổng Biên tập: Phạm Văn Hùng – Nguyễn Tiến Dũng
Tổng thư ký tòa soạn: Nguyễn Thị Thu Hương
Tòa nhà VCCI, Số 9, Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại (024) 3.5771239 – Email: [email protected]
©2016 – Bản quyền của Diễn đàn Doanh nghiệp điện tử
Liên hệ quảng cáo Tạp chí điện tử: (024) 3.5771239
Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.
Máy chủ được cung cấp bởi: Nhanhoa.com
Phiên bản Mobile

source

Facebook Comments Box

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *