Cứng rắn hơn – Báo Sài Gòn Giải Phóng
Ủy ban châu Âu (EC) muốn nghe quan điểm của ngành bán dẫn trong khu vực trước việc Trung Quốc mở rộng sản xuất chip bán dẫn thế hệ cũ. Dự kiến trong tháng 9 tới, EC sẽ tiến hành 2 cuộc khảo sát tự nguyện đối với ngành chip bán dẫn và các công ty công nghiệp lớn sử dụng chip.
Theo các nguồn thạo tin, các khảo sát mới tập trung vào tìm hiểu tình hình thực tế – phạm vi rộng hơn so với khảo sát tập trung vào an ninh mà Bộ Thương mại Mỹ đang tiến hành với các công ty của Mỹ.
Các câu hỏi khảo sát bao gồm xuất xứ chip bán dẫn, đánh giá của các công ty về đối thủ cạnh tranh, trong đó có những đối thủ từ Trung Quốc. Hồi tháng 4 vừa qua, giới chức phụ trách chống độc quyền của EC cũng đã đề cập đến khả năng điều tra việc sản xuất chip đời cũ.
Theo Bloomberg, trái ngược với các chất bán dẫn tiên tiến được sản xuất trên quy trình mỏng nhất (dự kiến sắp có 2nm), những con chip thế hệ cũ thường được chế tạo với quy trình từ 28nm trở lên, loại công nghệ được giới thiệu cách đây hơn một thập kỷ.
Đáp trả việc Chính phủ Mỹ thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ nhằm ngăn Trung Quốc tiếp cận các loại chip tiên tiến sử dụng trong AI và quân sự, Bắc Kinh đổ hàng tỷ USD vào các nhà máy sản xuất bán dẫn không nằm trong danh mục cấm vận.
Đáng chú ý, những con chip thế hệ cũ vẫn rất cần thiết trong nền kinh tế toàn cầu, là thành phần quan trọng trong nhiều sản phẩm từ điện thoại thông minh, xe điện cho đến phần cứng quân sự. Do đó, Mỹ và châu Âu lo ngại về việc Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất chip thế hệ cũ, bán phá giá và khiến các công ty của phương Tây thêm phụ thuộc vào quốc gia châu Á.
Căng thẳng giữa Brussels và Bắc Kinh đang gia tăng trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) tìm cách bảo hộ các ngành công nghiệp của khối trước sự cạnh tranh từ Trung Quốc. Ngày 5-7, EC đã bắt đầu áp thuế 37,6% đối với xe điện Trung Quốc.
Mức thuế mới này sẽ làm giảm 42% lượng xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Qua việc nối gót Mỹ (Washington tăng mức thuế đối với xe điện Trung Quốc lên 100% vào tháng 5), các nhà phân tích cho rằng đây có thể là khởi đầu của lập trường cứng rắn hơn của EU đối với Trung Quốc.
© Bản quyền Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG.
Giấy phép hoạt động Báo in và Báo Điện tử số 305/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-8-2023.
Phó Tổng Biên tập Phụ trách: Nguyễn Khắc Văn
Phó Tổng Biên tập : Nguyễn Thành Lợi, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Văn Trường, Bùi Thị Hồng Sương
Thư ký Tòa soạn : Nguyễn Chiến Dũng
Tòa soạn : 432-434 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại Báo SGGP: (028) 3.9294.091, 3.9294.092, 3.9294.093, 3.9294.097, 3.9294.098
Điện thoại Tòa soạn Báo Điện tử: (028) 3.9294.069, 3.9294.068
Liên hệ quảng cáo :
Theo dõi SGGP trên:
© Bản quyền Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG.
Giấy phép hoạt động Báo in và Báo Điện tử số 305/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-8-2023.
Phó Tổng Biên tập Phụ trách: Nguyễn Khắc Văn
Phó Tổng Biên tập : Nguyễn Thành Lợi, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Văn Trường, Bùi Thị Hồng Sương
Thư ký Tòa soạn: Nguyễn Chiến Dũng
Tòa soạn : 432-434 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại Báo SGGP: (028) 3.9294.091, 3.9294.092, 3.9294.093, 3.9294.097, 3.9294.098
Điện thoại Tòa soạn Báo Điện tử: (028) 3.9294.069, 3.9294.068
Liên hệ quảng cáo :