Châu Á chạy đua đào tạo nhân lực chất bán dẫn – GD&TĐ

GD&TĐ – Đài Loan (Trung Quốc) dẫn đầu châu Á trong lĩnh vực đào tạo nhân lực ngành bán dẫn nhưng các quốc gia khác đang nỗ lực cải thiện chất lượng.
Trong tương lai, các trường đại học châu Á sẽ tập trung cao độ cho lĩnh vực này.
Một trong những cản trở lớn nhất cho sự phát triển của chất bán dẫn là tình trạng thiếu nhân tài. Theo khảo sát của Deloitte, ước tính Mỹ thiếu ít nhất 70 nghìn công nhân bán dẫn trong khi Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc đều thiếu hơn 30 nghìn người.
Theo các chuyên gia, cả thế giới đang thiếu hụt chất bán dẫn nhưng các trường đại học có thể đào tạo nhân tài để giải quyết bài toán đó.
Tại Đài Loan (Trung Quốc), nơi sản xuất hơn 60% chất bán dẫn của thế giới, chính phủ đã và đang tăng cường chuẩn bị nguồn nhân tài trong tương lai. Từ năm 2021, các trường đại học hàng đầu đã hợp tác thành lập 13 học viện đào tạo chất bán dẫn mới. Các trường sẽ mở quanh năm, không nghỉ lễ, nhằm nhanh chóng đào tạo nhân tài.
Thành công của Đài Loan trong việc sản xuất chất bán dẫn một phần nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ của ngành công nghiệp, giới học thuật và chính quyền. Ông John Lee, Giám đốc công ty tư vấn East-West Futures, cho rằng đây là điều mà không phải quốc gia nào trong khu vực cũng làm được.
Lấy ví dụ, Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu về chất bán dẫn và thiết kế chip nhờ các tập đoàn như Samsung Electronics và SK Hynix. Nhưng nước này bị đánh giá là tụt hậu trong cuộc đua chip vì thiếu đầu tư của chính phủ ở cấp đại học.
Ông Sung Jae Kim, Giáo sư Kỹ thuật điện và Máy tính tại Đại học Quốc gia Seoul, nhìn nhận: “Từ khi các công ty tư nhân như Samsung Electronics dẫn đầu ngành công nghiệp bán dẫn vào năm 2010, kinh phí nghiên cứu của chính phủ cho chất bán dẫn ở các trường đại học bắt đầu giảm đáng kể. Ban đầu điều này không gây ra vấn đề gì lớn nhưng sau khoảng 10 năm, tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng đã xuất hiện”.
Hiện nay, chính phủ Hàn Quốc đang tập trung đầu tư cho giáo dục bán dẫn nhưng nước này vẫn đối mặt với tình trạng thiếu nhân tài trầm trọng.
Tuy nhiên, dù Đài Loan hay Hàn Quốc cũng đối mặt với tình trạng tuyển sinh khó khăn do dân số trẻ thấp và cần sinh viên quốc tế. Đơn cử, Đài Loan trao học bổng lớn cho sinh viên các quốc gia Đông Nam Á như Singapore, Malaysia… Hàn Quốc có kế hoạch tăng cường thu hút sinh viên quốc tế đến năm 2030.
Nhưng nguồn lực từ sinh viên quốc tế là không chắc chắn. Chưa kể các quốc gia gửi sinh viên quốc tế đến Đài Loan hay Hàn Quốc sẽ bị phụ thuộc việc đào tạo chất bán dẫn vào những nơi này.
Vì vậy, các chuyên gia thống nhất rằng việc thiếu đầu tư cho lĩnh vực giáo dục bán dẫn là trở ngại mà các quốc gia châu Á cần khắc phục. Dự kiến trong tương lai, các quốc gia châu Á sẽ tăng cường đầu tư cho lĩnh vực đào tạo chất bán dẫn và chạy đua để dẫn đầu.
Bên cạnh đó, các công ty sản xuất chất bán dẫn tại Đài Loan hợp tác với các trường đại học để đào tạo và tuyển dụng nhân tài. Jiun-haw Lee, Giáo sư Kỹ thuật Điện tại Đại học Quốc gia Đài Loan, cho biết: “Ngành công nghiệp Đài Loan có nhu cầu rất lớn nên hấp dẫn sinh viên trong khu vực”.
GD&TĐ – Hạm đội Biển Đen đang gửi các tàu tên lửa đến những căn cứ được bảo vệ chặt chẽ hơn do mối đe dọa từ xuồng cảm tử không người lái của Ukraine.
GD&TĐ – Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, nhiều ngân hàng tiếp tục ưu tiên ổn định lãi suất, giữ mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp…
GD&TĐ – Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một dự luật từ bỏ Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) vào năm ngoái, với lý do Mỹ từ chối phê chuẩn.
GD&TĐ – Không đành lòng nhìn đứa con vừa chào đời đã tật nguyền bàn chân, người mẹ đã cầu cứu cộng đồng với hy vọng cuộc đời con gái bớt gập ghềnh.
GD&TĐ – Ban lãnh đạo tổ chức OPEC+ đang tỏ ra bất lực trong việc duy trì kỷ luật nội bộ, đồng nghĩa với nguy cơ tan rã…
GD&TĐ – Được giao 79.263 tỷ đồng vốn đầu tư công, nhưng sau 6 tháng đầu năm, TPHCM ước giải ngân chỉ gần 15.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 19%.
GD&TĐ -Hai người đã bị thương và một người mất tích sau vụ nổ tại nhà máy vũ khí General Dynamics ở Camden, bang Arkansas, Mỹ hôm 3/7/2024.
GD&TĐ – Trong số 21 cá nhân vinh dự vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (NGND) có một giáo viên dạy tiểu học.
GD&TĐ – Dự báo thời tiết hôm nay (4/7), Bắc Bộ mưa rào đến mưa to; Trung Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng gắt; Nam Bộ nắng gián đoạn, chiều tối có mưa.
GD&TĐ – Bốn sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM vừa nghiên cứu phát triển thành công giải pháp khử sương mù ở các camera thông minh.
GD&TĐ – Giá vàng trong nước hôm nay (4/7) đứng yên ở mức 76,98 triệu đồng/lượng; Còn giá vàng thế giới lại quay đầu tăng mạnh vượt mốc 2.350 USD/ounce.
GD&TĐ – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận điều trị cho một trường hợp người bệnh bị viêm màng não do liên cầu lợn (Steptococcus Suis).
GD&TĐ – Thông tin về việc Triều Tiên có thể điều 4 lữ đoàn công binh với 20 nghìn quân sang Ukraine đã thu hút sự quan tâm lớn từ báo chí quốc tế.
CƠ QUAN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – DIỄN ĐÀN TOÀN XÃ HỘI VÌ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
Cơ quan chủ quản: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số giấy phép 479/GP-BTTTT, cấp ngày 29/10/2020, ISSN 1859-2945.
Tổng Biên tập: Triệu Ngọc Lâm
Phó Tổng Biên tập: Dương Thanh Hương – Nguyễn Đức Tuân
® Ghi rõ nguồn “Báo Giáo dục & Thời đại” khi phát hành lại thông tin từ website.
Phòng Truyền thông và Dự án
Hotline: 0886 059 988

source

Facebook Comments Box

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *