AI sẽ giúp doanh thu của ngành công nghiệp mỹ phẩm tăng vọt – VnEconomy

Trở lại trang chủ
Đến với cuộc thi, người đẹp AI của Maroc hy vọng đem đến “sự đa dạng và hòa nhập” cho những người sáng tạo AI. “Chiến thắng Hoa hậu AI càng thúc đẩy tôi tiếp tục công việc gợi nguồn cảm hứng cho công nghệ AI. AI không chỉ là một công cụ. Đó có thể là một lực lượng biến đổi có thể phá vỡ các ngành công nghiệp thời trang và mỹ phẩm, thách thức các chuẩn mực và tạo ra những cơ hội chưa từng tồn tại trước đây”, người đẹp Layli phát biểu qua video.
Theo ban tổ chức Fanvue, cuộc thi Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới được tổ chức vào đầu năm đã thu hút khoảng 1.500 lập trình viên AI trên khắp thế giới. Layli được tạo ra bởi Myriam Bessa, người sáng lập công ty Phoenix AI. Myriam sẽ sẽ nhận được 5.000 USD tiền mặt và những công cụ hỗ trợ khác trên Fanvue để đẩy mạnh hình ảnh Layli. Á quân là người đẹp AI Lalina Valina đến từ Pháp và Olivia C đến từ Bồ Đào Nha.
Trong những năm gần đây, số lượng người mẫu AI ngày càng nở rộ. Theo tờ Guardian, trào lưu này xuất phát từ thực tế là nhiều người dùng mạng xã hội không quá bận tâm những người mẫu trên mạng có phải là người thật hay không. Họ chỉ quan tâm đến nhu cầu nhìn ngắm cái đẹp và tìm hiểu về sản phẩm. Chính điều này giúp những người mẫu ảo được tạo ra bằng các công cụ AI xuất hiện ngày càng nhiều và nổi tiếng không thua kém gì những người mẫu thật.
Thực tế, việc ứng dụng AI trong các lĩnh vực đời sống đang được nhiều công ty trên khắp thế giới theo đuổi. Riêng với ngành công nghiệp thời trang và làm đẹp phát triển nhanh chóng như hiện nay, sự giao thoa giữa nghệ thuật, sáng tạo và công nghệ trở nên nổi bật hơn bao giờ hết. Trí tuệ nhân tạo đã trở thành một lực lượng biến đổi trong nhiều lĩnh vực và cũng tạo được dấu ấn trong lĩnh vực làm đẹp. Ví dụ như một robot tích hợp công nghệ AI mới ra mắt ở Hàn Quốc.
Robot này có thể pha chế son, phấn má với bất kỳ màu sắc nào. Nhưng quan trọng hơn là nó có khả năng phân tích khuôn mặt, màu da, sắc tố, sau đó các thuật toán sẽ tính toán cho ra kết quả xem, với một gương mặt thì màu son nào sẽ là màu son phù hợp nhất. Đây là sản phẩm của công ty mỹ phẩm Amore Pacific. Công ty này cho biết robot và ứng dụng AI sẽ gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng bằng cách đưa ra khoảng 205 màu phấn nền khác nhau và 366 màu son khác nhau.
Mấu chốt ở đây chính là bộ dữ liệu sắc tố da mà robot sử dụng là do chính công ty thu thập được trong lịch sử 78 năm hoạt động và phục vụ các khách hàng. Sau khi phân tích xong màu da của khách, robot sẽ chọn được màu phù hợp nhất và pha chế mỹ phẩm theo nhu cầu ngay tại chỗ.
Ông Lee Young-Jin – Chuyên gia tư vấn tại AmorePacific cho biết: “Trước kia, công nghệ AI chỉ được áp dụng để chẩn đoán các căn bệnh về da cho khách hàng và qua đó tư vấn các loại thuốc điều trị. Nhưng chúng tôi đã dựa trên đó bổ sung thêm dịch vụ chọn màu và pha chế mỹ phẩm đo ni đóng giày cho từng khách hàng”.
Theo các chuyên gia trong ngành, các công nghệ hiện tại cho phép các hãng mỹ phẩm tung ra sản phẩm mới 2 tháng một lần. Nhưng nếu tích hợp thêm trí tuệ nhân tạo thì sau này có thể mỗi tuần đều có thể tung ra các sản phẩm mới. Lúc đó, các robot AI sẽ quyết định thay con người xem nên sản xuất phấn nào, son nào. Các nghiên cứu cho rằng, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo AI sẽ giúp doanh thu của ngành công nghiệp mỹ phẩm tăng vọt, từ mức 3,27 tỷ USD vào năm 2023 lên 8,1 tỷ USD vào năm 2028.
Thậm chí, những thương hiệu toàn cầu như L’Oréal S.A. và Sephora thuộc LVMH cũng đang tận dụng AI để phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa của khách hàng. Theo Forbes, các ví dụ đáng chú ý bao gồm sự hợp tác của L’Oréal với Prada trên dụng cụ bôi son môi chính xác HAPTA, hỗ trợ những cá nhân khuyết tật trong việc trang điểm. Ứng dụng AI cải tiến dành cho người khiếm thị của Estée Lauder là một cột mốc quan trọng khác, sử dụng AI để nhận dạng giọng nói và thực tế tăng cường để nâng cao trải nghiệm trang điểm.
Trong khi đó, vẻ đẹp kỹ thuật số cũng là một xu hướng biến đổi đang định hình lại ngành công nghiệp mỹ phẩm, xóa mờ ranh giới giữa thế giới thực và ảo. Các thương hiệu làm đẹp đang ngày càng dấn thân vào siêu vũ trụ để tạo ra những trải nghiệm phong phú và cung cấp các sản phẩm làm đẹp ảo. Ví dụ: Paris Hilton đã tổ chức một bữa tiệc Halloween metaverse với sự cộng tác của Urban Decay ở Roblox, trong khi Fenty Beauty của Rihanna đã đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm ảo và các sản phẩm chăm sóc tóc.
Những người có ảnh hưởng ảo như Lil Miquela và Bermuda đã thu hút được lượng người theo dõi khổng lồ, xác định lại sự tương tác giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Các thương hiệu như L’Oréal hợp tác với các nền tảng như Ready Player Me, cho phép người dùng tạo hình đại diện được trang điểm bằng cách trang điểm và làm tóc, đón đầu cuộc cách mạng làm đẹp kỹ thuật số. Xu hướng này tiếp tục phát triển, khiến thế giới ảo trở thành một phần không thể thiếu trong tương lai của ngành.
Những đổi mới đột phá này không chỉ thay đổi cách người tiêu dùng tương tác với các sản phẩm làm đẹp mà còn cách mạng hóa cách các thương hiệu tiếp thị và bán sản phẩm của họ. Mới đây, 93% người dùng trên Snapchat đã thể hiện sự quan tâm đến việc sử dụng AR để mua sắm. Từ trải nghiệm dùng thử ảo đến các đề xuất chăm sóc da được cá nhân hóa, AI và AR đã mở ra một thế giới khả năng, nâng cao không gian làm đẹp theo những cách chưa từng có.
Theo Statista Market Insights, doanh số bán hàng toàn cầu của ngành công nghiệp mỹ phẩm đạt 625,6 tỷ USD vào năm 2023. Con số này tăng đều hằng năm kể từ mức sụt giảm vào năm 2020 trong thời kỳ đại dịch. Trí tuệ nhân tạo toàn cầu trong ngành làm đẹp không ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng kép dự kiến ​​là 20% mỗi năm. Có lẽ chính vì vậy mà doanh thu của ngành đã có tác động tích cực. Quy mô thị trường mỹ phẩm và làm đẹp ước tính sẽ tăng lên 663 tỷ USD vào năm 2027.
Tổng biên tập:
TS. Chử Văn Lâm
Tổng thư ký tòa soạn:
Đào Quang Bính
Giấy phép Tạp chí điện tử số:
272/GP-BTTTT ngày 26/6/2020
Phát triển bởi Hemera Media
Bản quyền thuộc về VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.
Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.
Trụ sở: Số 96-98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 62603760
Điện thoại: 02437552050

source

Facebook Comments Box

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *