Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam – VietnamPlus

Trong thời gian qua các Bộ, ngành đã vào cuộc trong việc xây dựng các văn bản hành lang, từng bước tạo điều kiện có sự hỗ trợ trong việc phát triển Trí tuệ nhân tạo.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Khoa học và Công nghệ chiều 10/4, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang đã có những chia sẻ về việc hoàn thiện chính sách về Trí tuệ nhân tạo (AI) trong thời gian qua.
Thứ trưởng Giang nhấn mạnh chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước trong các Luật, Nghị quyết, Quyết định, Nghị định,… có nhiều nội dung nhắc đến Trí tuệ nhân tạo. Nhưng theo Thứ trưởng Giang, có 2 Quyết định cụ thể và “trực diện” là Quyết định số 127 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chiến lược Quốc gia nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 và Quyết định số 411/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược Quốc gia phát triển Kinh tế Số và Xã hội Số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Để triển khai những nội dung này, theo ông Giang về phía Bộ Khoa học Công nghệ đã bắt tay vào cuộc triển khai những nhiệm vụ lớn như hỗ trợ nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ công nghiệp 4.0 trong đó có Trí tuệ nhân tạo.
Một chương trình lớn khác là nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển Chính phủ Số và Đô thị thông minh cũng liên quan tới Trí tuệ nhân tạo. “Hai tiêu chuẩn liên quan tới AI cũng đang được Bộ triển khai đó là các khái niệm trí tuệ nhân tạo liên quan tới công nghệ thông tin và tổng quan về tính đáng tin cậy trong trí tuệ nhân tạo liên quan tới công nghệ trong trí tuệ nhân tạo,” ông Giang cho biết.
Theo cuộc thăm dò của Morning Consult, thế hệ Millennial là những người sử dụng công cụ AI tích cực hơn cả những người thế hệ Gen Z (những người sinh từ năm 1997-2012).
“Với AI, chúng ta phải đương đầu và tiếp cận với vấn đề của thế giới. Nếu chúng ta không nhập cuộc sẽ đứng ngoài cuộc chơi nhưng đảo bảo hai yếu tố. Một mặt chúng ta xây dựng hành lang thông thoáng đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong việc nghiên cứu phát triển ứng dụng vào đời sống kinh tế xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội kinh tế phát triển. Nhưng một mặt do mặt trái của AI, đặc biệt một số nước đi trước chúng ta đã nghiên cứu, kiến nghị và có kinh nghiệm để làm sao triển khai đảm bảo quy định cho trí tuệ nhân tạo và có thể nói chúng ta phải triển khai làm sao có trách nhiệm, phù hợp với thực tiễn, văn hoá Việt Nam.”
Ông Giang cũng cho biết, hiện nay Bộ vừa làm vừa nghe ngóng học tập kinh nghiệm các nước. Bộ cũng rất tích cực nghiên cứu tham mưu Chính phủ làm sao ban hành cơ chế chính sách đảm bảo yếu tố như trên.
Cũng tại họp báo, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao ông Trần Anh Tú nhấn mạnh, Trong thời gian qua, các Bộ, ngành đã vào cuộc trong việc xây dựng các văn bản hành lang, từng bước tạo điều kiện có sự hỗ trợ trong việc phát triển Trí tuệ nhân tạo.
“Vấn đề Trí tuệ nhân tạo, quan trọng nhất là vấn đề dữ liệu (data). Chính phủ đã có Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ ngày 2/2/2024 cũng đã phê duyệt Chiến lược về dữ liệu Quốc gia. Dữ liệu quốc gia sẽ là cơ sở để phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam,” ông Tú cho biết.
Ông Tú cũng nhấn mạnh, Bộ Khoa học và Công nghệ với vai trò hỗ trợ nghiên cứu, phát triển đã có một số chương trình như KC 4.0 hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 trọng tâm là phát triển trí tuệ nhân tạo.
“Bộ Khoa học và Công nghệ vừa qua theo dõi và nhận thấy vấn đề về đạo đức và trách nhiệm với Trí tuệ nhân tạo rất được quan tâm. Năm 2021 UNESCO đã có bản kiến nghị về đạo đức Trí tuệ nhân tạo. Ngày 13/3/2024, Nghị viện châu Âu cũng đã thông qua đạo luật quản lý AI, đặt nền tảng pháp lý đầu tiên trên thế giới quản lý lĩnh vực công nghệ mới nổi và các hoạt động đầu tư có liên quan…”
Ông Tú cho biết trong thời gian tới chúng ta cũng cần quan tâm về vấn đề này để “một mặt thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo một mặt thúc đẩy hình thành hành lang chính sách vừa đảm bảo quản lý Trí tuệ nhân tạo một cách hiệu quả và đảm bảo phát triển một cách có trách nhiệm và đạo đức”./.
Trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Hàn Quốc nhận định trí tuệ nhân tạo AI sẽ bắt đầu được triển khai tích cực, trở thành trợ lý thường xuyên của nhiều người tại nơi làm việc trong năm 2024.
Theo Tiến sỹ Bùi Hải Hưng công nghệ càng phát triển, sự ảnh hưởng của nó đối với xã hội càng lớn. Câu hỏi quan trọng đặt ra là làm thế nào để các công nghệ này được sử dụng vào mục đích vì con người.
Thành tựu hợp tác trong 40 năm qua giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp được coi là biểu tượng sinh động cho quan hệ Việt-Pháp.
Cơ quan chủ quản: THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tổng Biên tập: TRẦN TIẾN DUẨN
Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN THỊ TÁM, NGUYỄN HOÀNG NHẬT
Giấy phép số: 1374/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/9/2008.
Quảng cáo: Phó TBT Nguyễn Thị Tám: 093.5958688, Email: [email protected]
Điện thoại: (024) 39411349 – (024) 39411348, Fax: (024) 39411348
Email: [email protected]
© Bản quyền thuộc về VietnamPlus, TTXVN. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

source

Facebook Comments Box

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *