Sự lựa chọn của Ukraina?
Trong những ngày qua, nhiều người Việt lớn tiếng chỉ trích Ukraine là n gu dại, chọc ổ kiến lửa, chỉ thiệt thân.
Đồng thời anh em đưa ví dụ về sự “khôn ngoan” của Việt Nam đối với Trung Quốc.
Một số anh em có hiểu biết hơn thì đưa ví dụ về Phần Lan.
Vậy Ukraine có thực sự n gu dại, liệu họ có những lựa chọn khác thông minh hơn?
Ở vị trí đó họ đâu lạ gì bài học Phần Lan?
Đầu tiên phải phân tích về các bài học của các nước có vị trí và lịch sử gần gũi nhất với Ukraine.
Các nước có vị trí cùng là vùng đệm giữa Nga/LX và Tây Âu là Ba Lan, 3 nước Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania), Phần Lan và Belarus.
Trong số các nước trên có DUY NHẤT Belarus đang là chư hầu của Nga, hệt như Ukraine trước cuộc CM Maidan.
Điều đó là đương nhiên, vì TT Lukashenko là 1 nhà độc tài.
Ông ta làm TT duy nhất của Belarus từ khi nó được tách khỏi Liên Xô.
Lưu ý là các nước CH thuộc LX cũ bây giờ thân Nga đều có thể chế DC giả cầy, bản chất là độc tài, đặc biệt là các nước CH thuộc Trung Á.
Với vị thế ngưu tầm ngưu mã tầm mã như vậy nên mối quan hệ giữa các nước này và Nga trở nên mật thiết và bền vững.
Nhìn lại lịch sử mối quan hệ của mấy nước còn lại đối với LX/Nga.
Tháng 8/1939 LX và Đức quốc xã ký hiệp ước Bất tương xâm tên là Hiệp ước Molotov – Ribbentrop.
Hiệp ước này phân chia vùng ảnh hưởng của LX và Đức.
Đức coi Phần Lan thuộc về LX (trước đó Đức hỗ trợ phe Bạch vệ đánh thắng phe Hồng quân ở Phần Lan).
Nhân cơ hội này, LX gây áp lực lên 3 nước Baltic và Phần Lan để đòi đặt căn cứ quân sự và đòi vùng đất Karelia của Phần Lan, để cho TP Leningrad không bị quá gần biên giới.
Trước những đòi hỏi này, 3 nước Baltic thúc thủ và chịu gia nhập LX (bản chất là bị LX chiếm) vào 6/1940.
Còn Phần Lan thì không chấp nhận do biết rằng LX muốn chiếm toàn bộ nước họ.
Phần Lan rút kinh nghiệm trường hợp Đức Quốc xã đòi Tiệp Khắp nhượng đất Sudenten ở biên giới rồi làm thịt luôn.
Phần Lan nguyên là 1 lãnh thổ tự trị thuộc Nga.
Nhân lúc lộn xộn của CM tháng 10 ở Nga thì Phần Lan tuyên bố độc lập.
Nhờ Đức hỗ trợ phe Bạch Vệ đánh thắng phe CS, Phần Lan thành 1 nước dân chủ.
Khi có sự an toàn với Đức Quốc xã, Stalin muốn thu hồi Phần Lan và LX quyết định tấn công.
Cuộc chiến nổ ra vào 30/11/1939 với sự chênh lệch khủng khiếp, khi đó LX có 170 triệu dân đối đầu với Phần Lan có 3,7 triệu.
LX dùng 500 ngàn quân với trang bị tối tân, trong khi Phần Lan chỉ có tổng cộng 120 ngàn lính với trang thiết bị nghèo nàn.
Cuộc chiến Mùa Đông diễn ra ác liệt, người Phần Lan ngoan cường chiến đấu và gây thiệt hại nặng nề cho LX (tổn thất của LX gấp 8 lần Phần Lan).
Người Phần Lan phải chiến đấu trong cô đơn, không có nước nào hỗ trợ thật sự, ngoại trừ 12 ngàn người Thụy Điển tình nguyện sang trợ giúp.
Anh, Pháp, Mỹ chỉ hứa hẹn suông.
Đức thì đang hòa bình với LX nên không can thiệp.
Hai bên đình chiến vào tháng 3/1940.
21/6/1941 Đức tấn công LX.
Nhân cơ hội đó, Phần Lan tiếp tục tấn công LX, gọi là cuộc chiến Tiếp diễn.
Phần Lan động viên 1/6 dân số tham gia cuộc chiến, đó là con số khổng lồ, thể hiện ý chí quyết tâm lấy lại đất Karelia đã mất, sau đó ngừng tiến quân.
Nhiều người cho rằng Phần Lan theo phe Trục (phát xít), nhưng không phải, Phần Lan vẫn có thái độ trung lập.
Năm 1944, khi LX chiếm ưu thế với Đức, Phần Lan ký hòa ước với LX.
LX lại đòi lại tỉnh Karelia và Phần Lan đành chịu cùng với cam kết không cho quân Đức đồn trú trên đất của mình nữa.
Tổng thiệt hại của Phần Lan trong 2 cuộc chiến với LX là khoảng 100 ngàn nhân mạng.
Đó là con số khổng lồ nếu tính trên dân số gần 4 triệu.
Kể từ sau thế chiến, Phần Lan phải nhún nhường trước LX và giữ thế trung lập tuyệt đối.
Họ chấp nhận giữ mối quan hệ gần gũi và tin cậy với LX nhưng cũng không để đảng CS Phần Lan nắm quyền (như các nước Đông Âu đã bị).
Phần Lan khi đó thành cửa ngõ giao thương giữa LX và phương Tây, vì không còn nước nào có mối quan hệ cân bằng với cả 2 phe CS và TB.
Phần Lan không tham gia kế hoạch Marshall của Mỹ tái thiết châu Âu để vừa lòng LX và chấp nhận bồi thường chiến phí cũng như tự xử các lãnh đạo nước mình trong chiến tranh (bỏ tù họ trong nhà tù đầy đủ tiện nghi và sau này lại tiếp tục được lãnh đạo đất nước!).
Ba Lan cũng có 1 lịch sử tranh giành ảnh hưởng với Nga, chiếm đất qua lại của nhau.
Ba Lan đã có thời điểm làm chủ Ukraine và Belarus.
Nhưng mối thâm thù với Nga mạnh nhất là thời điểm Nga và Đức ký hòa ước nói trên.
2 nước xẻ đôi Ba Lan và dân Do Thái ở Ba Lan (rất đông) thành nạn nhân diệt chủng của Đức.
Ở phía bên Đông, thay vì tiêu diệt dân tộc kiểu Hitler thì Stalin tiêu diệt giai cấp tinh hoa của Ba Lan bởi thảm sát Katyn.
Vụ này Putin thay mặt người Nga đã phải xin lỗi Ba Lan chính thức.
Tóm lại, với 6 nước từng thuộc LX hoặc là lân bang với LX/Nga nói trên, chỉ có duy nhất Phần Lan có thể đi con đường trung lập giữa Nga/LX và phương Tây.
Nhưng trước đó họ đã đổ máu quá lớn vì nền độc lập.
Điều đó cũng làm cho LX/Nga kiêng dè họ, không dám lấn lướt và cũng muốn Phần Lan là cái cổng liên hệ với Phương Tây y chang Hongkong là cánh cổng của Trung Quốc kết nối với phương Tây trong chiến tranh lạnh. 
Đó là lý do LX/Nga chấp nhận Phần Lan trung lập, cũng như Trung Quốc chấp nhận không chiếm lại Hongkong.
Tức là để có sự trung lập, mềm dẻo để phát triển như hiện nay thì Phần Lan phải trả giá bằng rất nhiều máu và nước mắt.
Còn 3 nước Baltic, họ luôn coi mình không thuộc về LX, nên khi có cơ hội là họ tách ra luôn và gia nhập EU và NATO.
Tương tự vậy với Ba Lan, sau khi chế độ CS sụp đổ, họ cũng nhanh chóng dân chủ hóa và gia nhập EU, NATO.
Lưu ý là gần TOÀN BỘ thành viên khối Warszawa (đối đầu với NATO do LX đứng đầu), trừ Nga và vài nước CH thuộc LX cũ, đều đã gia nhập NATO.
Thực tế là các nước này đều phát triển tốt và an toàn khi nằm dưới sự bảo vệ của NATO.
Nếu đánh giá tổng quan về mặt vị trí và lịch sử tương đồng thì Ukraine cùng vai trò với 6 nước khác, chỉ có Phần Lan là theo con đường trung lập được và phải trả giá bằng rất nhiều máu.
4 nước kia đều đã theo EU và NATO, cả 5 nước đều giàu có và dân chủ hơn Nga.
Duy nhất Belarus theo Nga thì vẫn độc tài và nghèo.
Như vậy Ukraine chọn đi theo con đường của Ba Lan và 3 nước Baltic thì không có gì lạ.
Sao bảo họ là n gu được?
Có thể liên tưởng tới Việt Nam.
Vào năm 1946, tương quan lực lượng giữa VM và Pháp là cực kỳ chênh lệch.
VNDCCH thậm chí còn không bằng 2 nước CH tự xưng ở Donbass, vì chả có nước nào công nhận, thân cô thế cô.
Trong số anh em chửi Ukraine có ai dám chửi VM là n gu không!?
Sau năm 65, VNDCCH quyết định đánh Mỹ có anh em nào dám chửi n gu không?
Toàn là châu chấu đá voi cả đó.
Còn Việt Nam bây giờ thì không hề là tấm gương Phần Lan mà là tấm gương Belarus thôi, là chư hầu chứ đâu phải là trung lập.
Bao giờ Việt Nam thoát CS thì mới thành trung lập được.
Vì thế Việt Nam không bao giờ có thể vượt qua được Trung Quốc, còn Phần Lan, Ba Lan có thể giàu hơn Nga.
Nên đừng lấy Việt Nam làm tấm gương cho xấu hổ ra.
Với vị trí của Ukraine, Nga không bao giờ cho họ được trung lập dễ dàng, Nga muốn họ là chư hầu mà thôi.
Nếu Ukraine muốn giàu mạnh, thì phải chấp nhận chiến đấu và đổ máu như Phần Lan, nếu không thua mới có thể đàm phán để trung lập như họ hoặc thoát Nga như Ba Lan và 3 nước Baltic.
Với kinh nghiệm cuộc chiến Phần Lan, mình cho rằng Ba Lan và 3 nước Baltic sẽ hỗ trợ Ukraine nhiệt tình, thậm chí có cả quân tình nguyện, nếu Ukraine trụ được vài tuần.
Nếu kháng chiến lâu dài thì có thể Ba Lan sẽ thành chiến khu cho CP kháng chiến, giống Thái Lan chứa Khmer đỏ.
Facebook Comments Box