Bí ẩn chưa có lời giải: Dự ngôn siêu việt? Trí tuệ nhân tạo trong thư tịch xưa và nay | Công nghệ – Epoch Times Tieng Viet

Mục lục
Rất nhiều người cho rằng thời đại chúng ta sống hiện nay đang đứng trước ngã rẽ của những thay đổi to lớn, mà dẫn đầu trong sự thay đổi mang tính toàn cầu này chính là công nghệ AI.
Vào tháng Hai năm nay, có thông tin tiết lộ rằng Neuralink, một công ty công nghệ thần kinh não thuộc sở hữu của “Người Sao Hỏa” Elon Musk, đã tiến hành thành công một thí nghiệm nhân thể trên một con chip não. Người ta nói rằng đối tượng thử nghiệm có thể là một người khuyết tật nhưng anh ta có thể dùng ý niệm để điều khiển chuột máy tính.
Công ty Neuralink cho biết, mục tiêu ban đầu của họ là hỗ trợ những bệnh nhân bị mất chức năng vận động. Họ có thể sử dụng ý niệm để thao tác điện thoại di động, máy tính và thậm chí cả tứ chi nhân tạo. Mục tiêu cuối cùng là hợp nhất con người và AI.
Khi nghe đến đây, có phải mọi người đang nghĩ đến những nhân vật anh hùng với hình thể máy móc trong bộ phim “Kẻ hủy diệt” của siêu sao Hollywood Arnold Schwarzenegger không? Hay nhân vật nam chính trong phim “Avatar” bị hạn chế khả năng vận động nhưng lại dùng ý niệm để điều khiển “Avatar” di chuyển tự do?
Trên thực tế, nghiên cứu này đã bắt đầu từ hơn 20 năm trước. Năm 2004, một chàng trai trẻ đến từ Massachusetts, Hoa Kỳ tên là Matthew Nagle đã trải qua một cuộc thí nghiệm phẫu thuật công nghệ cao mang màu sắc khoa học viễn tưởng tại Bệnh viện Rhode Island. Anh hy vọng thông qua thí nghiệm này có thể thay đổi trạng thái nằm liệt giường quá khổ sở của mình. Đây là một ca phẫu thuật cấy ghép có tên gọi là “BrainGate”. Bác sỹ đã đưa một con chip vuông 4mm vào não của anh Matthew. Con chip này được nghiên cứu và chế tạo bởi John Donoghue, chuyên gia công nghệ thần kinh tại Đại học Brown, Hoa Kỳ. Con chip tuy nhỏ nhưng được trang bị 100 điện cực với độ dày chỉ bằng sợi tóc con người.
Sau cuộc phẫu thuật, trải qua 9 tháng huấn luyện, anh Matthew đã học được cách sử dụng sóng điện não để di chuyển con trỏ máy tính. Anh không chỉ có thể xem thư điện tử mà còn có thể chơi trò chơi trên máy tính. Thậm chí, anh có thể điều khiển âm lượng của TV, và vận hành cánh tay nhân tạo được kết nối đến các thiết bị máy tính. Kết quả là anh Matthew đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được cấy chip và thành công trong việc thao tác máy tính thông qua ý niệm của con người.
Mọi người thử nghĩ xem, trình độ công nghệ chip năm 2004 như thế nào. Bây giờ đã là năm 2024, các sản phẩm được phát triển bằng công nghệ chip nhân lên gấp nhiều lần, và được nâng cấp biến đổi hoàn toàn khác nhau. Mọi người đều hiểu rằng tình tiết câu chuyện về sự hợp nhất giữa cơ thể người với máy móc dường như sẽ sớm trở thành hiện thực, nhưng thật sự không thể biết được việc này là phúc hay là họa. Điều này gợi nhớ đến những lời dự ngôn trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên của phương Tây.

Tiểu thuyết Frankenstein (Quái vật khoa học)

Nghe nói rằng vào năm 1815, nữ nhà văn người Anh Mary Shelley cùng với vị hôn phu Percy Bysshe Shelley, nhà thơ Lord Byron và một vài người khác đến Thụy Sĩ. Văn nhân khi gặp nhau thì đương nhiên thích kết bạn văn chương. Đúng vào thời điểm đó, vụ phun trào núi lửa Tambora ở Indonesia khiến hàng chục ngàn người tử vong. Nhiều người bị chôn sống hoặc tử vong do đá từ trên trời rơi xuống. Lớp tro núi lửa dày đặc khiến mùa màng không thể thu hoạch được. Nhiều người thậm chí còn tử vong vì nạn đói sau đó, tạo thành thiệt hại lớn cho môi trường và thương mại. Vì vậy, mọi người thảo luận về những tin đồn đáng sợ xung quanh vụ phun trào núi lửa này. Họ cùng đưa ra một ý tưởng là, dùng sự việc kinh hoàng này làm lời giới thiệu và tổ chức một cuộc thi xem ai có thể viết ra một câu chuyện đáng sợ hơn. Cuốn tiểu thuyết “Frankenstein” do cô Mary Shelley sáng tác là kết quả của cuộc thi này.
Cuốn tiểu thuyết này được công nhận là tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên trong lịch sử văn học phương Tây. Tác giả đã xây dựng hình ảnh một nhà khoa học điên khùng tên là Victor Frankenstein. Ông ta lợi dụng những thi thể được thu thập từ nghĩa trang để chế tạo ra một sinh vật hình người, một con quái vật khoa học có năng lực hành vi và tư tưởng.
Con quái vật này có thể học tập các loại động tác kỹ năng và tư tưởng nhận thức khác nhau, đồng thời nó còn có thể sinh sống trong các loại môi trường tự nhiên phức tạp khác nhau. Vì khả năng học tập mạnh mẽ nên khả năng sinh tồn nơi hoang dã của nó vô cùng mãnh liệt, hoàn toàn vượt xa loài người. Nó biết dùng ngôn ngữ để giao tiếp với con người và thậm chí còn hiểu được đạo đức. Nhưng hiểu được đạo đức không có nghĩa là nó sẽ tuân theo đạo đức. Con quái vật này lợi dụng đạo đức của nhân loại để đạt mục đích riêng của nó, thậm chí còn làm hại đến tính mạng con người.
Sau khi tiểu thuyết này được xuất bản, nó gây ra sự chấn động không khác gì núi lửa bộc phát. Ngay sau đó, một số lượng lớn các tác phẩm chuyển thể và phần tiếp theo mô phỏng “Frankenstein” lần lượt xuất hiện. Một số được chuyển thể thành truyện tranh, một số được chuyển thể thành kịch. Về sau, bắt đầu từ những năm 1920-1930, “Frankenstein” được chuyển thể thành phim. Kết quả là con quái vật này có nhiều hình tượng khác nhau. Hình tượng quen thuộc nhất của nó là: Trên cơ thể con quái vật có những thiết bị có thể thông dòng điện. Trên cổ và huyệt thái dương có những ốc vít lớn.
Sau này, trong các phiên bản không ngừng cải tiến của câu chuyện, sinh vật hình người kỳ lạ này tiếp tục biến đổi và xuất hiện trong các phiên bản nâng cấp hơn. Kiểu nâng cấp này gần như hoàn toàn giống với khái niệm nâng cấp máy tính và con chip. Người ta nói rằng phiên bản hiện tại được mô tả như sau: “Quái vật khoa học” Frankenstein này bất tử và nó có thể thay thế những bộ phận bị hư hỏng trên cơ thể bất cứ lúc nào. Có phải nó ngày càng trở nên giống một người máy thông minh AI cấp độ siêu nhân không? Nhìn lại việc phát minh ra thiết bị kết nối não và máy tính của Neuralink, công ty thuộc sở hữu của ông Musk, có vẻ như việc phát minh ra “Frankenstein” không còn xa nữa và đang ở ngay trước mắt chúng ta.
Ngày nay, không ít người gọi tiểu thuyết “Frankenstein” là một “lời dự ngôn đen tối”, bởi tình tiết câu chuyện được phát triển trong tiểu thuyết có liên quan đến vấn đề đạo đức luân lý và nhân tính. Đây cũng chính là vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt trong đời sống hiện thực cùng với sự phát triển của AI. Nếu không cẩn thận, nó có thể đem đến hậu quả mang tính hủy diệt đối với nhân loại.
Nói về sự sống trí tuệ nhân tạo, vào thời Trung Quốc cổ đại cũng có một câu chuyện như vậy. Từ đó, chúng ta phát hiện rằng người phương Đông và phương Tây, thời cổ đại và thời hiện đại, có những hiểu biết hoàn toàn khác nhau về trí tuệ nhân tạo.

Chu Mục Vương gặp nghệ nhân nhân tạo

Trong kiệt tác “Mục Thiên Tử truyện” thời cổ đại có ghi chép về việc Chu Mục Vương nhiều lần Tây chinh. Cuối cùng, trong một lần tình cờ, ông gặp được Tây Vương Mẫu của Tây phương. Chu Mục Vương tiến cống cho Tây Vương Mẫu Bạch Khuê Huyền Bích vải tơ lụa. Chu Mục Vương còn lên núi Yểm Sơn để thưởng thức cảnh tượng mỹ diệu khi mặt trời lặn. Ngọn núi Yểm Sơn này còn được gọi là Yểm Từ Sơn. Trong tác phẩm “Ly tao” của Khuất Nguyên, ngọn núi này được gọi là “Yêm Tư sơn”. Nó là ngọn núi hoàng hôn trong thần thoại Trung Quốc. Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về vị trí chính xác của ngọn “Yểm Sơn” này. Một số học giả cho rằng nó nằm ở Cam Túc. Một số khác lại cho rằng nó ở Tân Cương. Tất nhiên, cũng có những giả thuyết xa vời hơn, cho rằng nó nằm ở vương quốc Parthia, chính là đế quốc Ba Tư cổ đại. Gần đây trên mạng internet, chúng tôi phát hiện có một người hâm mộ nghiên cứu “Sơn hải kinh”, người này cho rằng “Yểm Sơn” nằm ở dãy núi Greater Caucasus.
Trong nhiều lần Tây chinh của Chu Mục Vương, ông đã từng một lần vượt qua núi Côn Luân, nhưng vẫn không đến được ngọn Yểm Sơn. Ông đành phải quay lại, chuẩn bị trở về kinh đô của mình. Trên đường quay trở lại, trước khi về đến Chu quốc, ông đã gặp được một bậc thầy kỹ nghệ đang biểu diễn kỹ năng của mình. Người ta gọi ông là “Yển Sư”.

Yển Sư nói với Chu Mục Vương rằng: “Thảo dân đã chế tạo ra một diễn viên có thể biểu diễn các loại nghệ thuật tạp kỹ, có thể ca hát nhảy múa, và giúp người giải trí. Thảo dân sẽ tiến cống nó cho Đại Vương.”
Mục Vương cẩn thận quan sát nghệ nhân do Yển Sư chế tạo, và yêu cầu nghệ nhân thi triển kỹ năng của mình. Nghệ nhân này không phụ sự kỳ vọng của mọi người, thực sự đã thực hiện được nhiều loại động tác. Nó có thể đi bộ, có thể đi nhanh, có thể co duỗi người, cúi đầu và ngẩng đầu. Càng tuyệt diệu hơn nữa là, nó chỉ cần lắc lư đầu là có thể hát ra được bài hát với âm luật chuẩn xác. Hai tay cử động múa phối hợp theo nhịp điệu, động tác tư thế sống động như thật. Hơn nữa, động tác của nó còn thiên biến vạn hóa, tự động điều khiển bởi chính suy nghĩ của nó.

Một hình nhân có thể ca hát nhảy múa như vậy, không thể một mình thưởng thức nó, vì vậy Chu Mục Vương ra lệnh cho nghệ nhân này biểu diễn cho các phi tần xem. Quả nhiên, màn biểu diễn vô cùng xuất sắc, mọi người đều rất thích thú. Nhưng vào lúc màn biểu diễn sắp kết thúc, nghệ nhân này không hiểu vì sao lại nháy mắt trêu ghẹo phi tần bên cạnh Chu Mục Vương.
Hành vi đại nghịch trái ngược lễ tiết này khiến Chu Mục Vương rất tức giận. Ông cảm thấy Yển Sư đã sử dụng “người thật” giả làm “người giả” để lừa mình, nên lập tức ra lệnh tru sát Yển Sư. Yển Sư hoang mang vội tiến lên tạ tội. Ông ta nói rằng nghệ nhân này thật sự là một “người giả”. Chu Mục Vương không tin. Yển Sư bèn tháo rời nghệ nhân ra. Bên trong toàn bộ đều là các vật phẩm như lông thú, gỗ, tơ nhân tạo, sơn sống, tranh đen trắng hợp với nhau tạo thành, không hề có xương, cũng không có máu thịt. Chu Mục Vương trông thấy vô cùng kinh ngạc. Ông đích thân tiến đến kiểm tra thì phát hiện, nghệ nhân này tuy không có máu thịt nhưng mô thức kết cấu của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể đều rất hoàn chỉnh. Bên trong cơ thể có gan, mật, tim, phổi, tỳ, thận, ruột, dạ dày. Bên ngoài có xương cốt, tứ chi, lông, răng, tóc. Vật liệu tổ hợp đều là giả, nhưng kết cấu cơ thể hoàn toàn giống hệt con người, mọi thứ đều đầy đủ.
Sau đó, Chu Mục Vương sai Yển Sư một lần nữa tổ hợp những vật liệu này lại với nhau, khôi phục lại hình dạng ban đầu của nghệ nhân có thể ca hát nhảy múa kia.
Chu Mục Vương vì hiếu kỳ nên đã ra lệnh cho Yển Sư thử lấy tim của nghệ nhân đó ra, để xem nó có biểu hiện như thế nào. Kết quả nghệ nhân đó không nói được gì cả. Tiếp đến lại thử lấy lá gan của anh ta ra, kết quả mắt của anh ta không thể nhìn thấy, biến thành một người mù. Lại lấy đi thận của anh ta, kết quả nghệ nhân không thể đi lại được. Xem ra lục phủ ngũ tạng bên trong nghệ nhân cũng chính là cơ quan giúp nghệ nhân có thể cử động được.

Chu Mục Vương trông thấy một tác phẩm kỳ diệu như vậy thì rất vui mừng. Ông lập tức hạ lệnh đem nghệ nhân này vào hoàng cung của mình.
“Người máy AI thông minh” nổi tiếng thời Trung Quốc cổ đại này cũng được ghi chép trong sách “Liệt Tử”, tác phẩm kinh điển của Đạo gia. Tuy nhiên, tình cờ thay, trong bộ “Sinh Kinh”, tác phẩm kinh điển của Phật giáo do dịch tăng nổi tiếng thời Tây Tấn là Trúc Pháp Hộ phiên dịch cũng có thuật lại một câu chuyện tương tự. Bộ “Sinh Kinh” này thuật lại những câu chuyện tu hành trong nhiều kiếp của Phật Thích Ca Mâu Ni. Câu chuyện kể về một vị Quốc vương có tên gọi là “Đại Thuyền”. Ông có một người con trai thứ hai có sở trường về kỹ thuật công nghệ. Chàng ta thiết kế ra một “nghệ nhân thông minh” giống hệt như nghệ nhân được Yển Sư tiến cống được kể trong câu chuyện trên. Nó cũng có thể ca hát nhảy múa y hệt người thật. Nhưng, cơ quan của nghệ nhân này chỉ nằm ở một bên vai của cơ thể, tương tự như một loại cơ quan cắm bằng gỗ. Chỉ cần rút bên vai này ra thì toàn bộ cơ thể máy móc của nghệ nhân sẽ tự động giải thể và tan rã, vỡ vụn trên mặt đất.
Từ chi tiết này, có vẻ như “trình độ thông minh” của nghệ nhân được ghi chép trong “Liệt Tử” có phần cao cấp hơn so với miêu tả trong “Sinh Kinh”.
Một số học giả tranh luận rằng, liệu “Liệt Tử” của Đạo gia đã sao chép câu chuyện trong “Sinh Kinh” của Phật gia, hay ngược lại “Sinh Kinh” của Phật gia đã sao chép “Liệt Tử” của Đạo gia? Nhưng dù thế nào đi nữa, câu chuyện này đều được lan truyền từ nội bộ người tu hành Phật gia và Đạo gia. Điều này cho thấy trình độ và năng lực mà người tu hành có được bất kể là người của Phật gia hay Đạo gia đều siêu việt thời đại.
Câu chuyện dưới đây dường như có thể chứng minh cho nhận định của chúng tôi.

Người thông minh do pháp thuật của Trương Quả Lão biến hóa

Theo “Thái bình quảng ký”, vào thời Đường Huyền Tông, Trương Quả Lão là người tu hành có đạo hạnh cao thâm, rất được Đường Huyền Tông tôn kính và xem trọng. Rốt cuộc có vị Đế vương nào mà không muốn thuật trường sinh bất tử? Do đó, Đường Huyền Tông đã thỉnh mời Trương Quả Lão vào cung. Một khi đã nhập cung thì ắt không tránh được các buổi tiệc rượu. Đường Huyền Tông tất nhiên sẽ ban thưởng rất nhiều thức ăn và mỹ tửu cho Trương Quả Lão. Trương Quả Lão khó ứng phó bèn nghĩ ra một cách. Ông nói với Đường Huyền Tông rằng: “Tôi có một đệ tử, có thể nói ngàn vạn chuyện, cũng có thể uống được cả một đấu rượu. Hãy để cậu ta bầu bạn với Hoàng thượng”. Đường Huyền Tông nghe vậy thì tất nhiên vui mừng.
Một lúc sau, từ trên không trung xuất hiện một vị tiểu Đạo sỹ, bay xuống từ mái của điện đường. Mọi người trông thấy vị tiểu Đạo sỹ này ước chừng 16-17 tuổi, tướng mạo tuấn tú, thanh thoát nho nhã. Vị Đạo sỹ sau khi bái kiến Hoàng thượng thì biểu hiện hết sức lễ độ, lời nói nhẹ nhàng. Đường Huyền Tông thấy vậy càng thêm yêu thích, do đó đã ban rượu cho tiểu Đạo sỹ. Họ cùng nhau vừa uống rượu vừa trò chuyện.
Cuối cùng cũng đã đến lúc uống gần hết một đấu rượu. Trương Quả Lão vội vàng đứng dậy cảm tạ rồi nói rằng: “Hoàng thượng không thể tiếp tục thưởng rượu cho cậu ta nữa. Nếu uống nữa thì sẽ khiến long nhan bật cười.” Đường Huyền Tông trong lúc phấn khởi cao hứng làm sao có thể bỏ qua khoảnh khắc vui vẻ này cơ chứ. Do đó, ông vẫn tiếp tục thưởng rượu cho tiểu Đạo sỹ, và ra lệnh cho cậu ta tiếp tục uống. Kết quả, rượu đột nhiên phun ra từ đỉnh đầu của cậu ấy. Trong phút chốc, chiếc mũ trên đầu của tiểu Đạo sỹ rơi xuống đất. Tiếp đến, tiểu Đạo sỹ bỗng hóa thân thành một vò rượu, dung lượng của vò rượu này vừa đúng một đấu. Mọi người thấy vậy, ai nấy đều vừa ngạc nhiên vừa buồn cười. Mọi người đều cảm thấy pháp thuật của Trương Quả Lão cao thâm khó lường.
Sau khi nghe những câu chuyện này, không khó để mọi người nhận ra rằng những câu chuyện khác nhau từ phương Đông và phương Tây, từ cổ chí kim, đều thể hiện những quan điểm khác nhau của con người về nguồn gốc của sinh mệnh. Con đường sáng tạo ra những sinh mệnh thông minh cũng hoàn toàn khác nhau.
Vậy, mọi người cho rằng phương thức sáng tạo người thông minh nào hữu ích cho xã hội nhân loại hơn?
Theo dõi kênh trên Youtube:
https://www.youtube.com/channel/UCzvQZ1p_-AXgAWiyHhE7CxQ
Theo dõi kênh trên Ganjingworld:
https://www.ganjing.com/zh-TW/channel/1eiqjdnq7go2dgb6zFtQ9TYK11080c
Tham gia nhóm “Bí ẩn chưa có lời giải” trên Telegram:

Tổ “Bí ẩn chưa có lời giải” thực hiện

Tịnh Liên biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại Epoch Times Hoa Ngữ

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn

https://t.me/wjzmchannel
Tổ “Bí ẩn chưa có lời giải” thực hiện
Tịnh Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại Epoch Times Hoa Ngữ
16 giờ trước
18 giờ trước
21 giờ trước
Vào ngày Bộ trưởng Kinh tế Đức bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc (21/06), Bắc Kinh đã cảnh báo về vấn đề nhập cảng xe điện giữa Trung Quốc và châu Âu.
Việc sinh con hay không chung quy là ý thức về mục đích sống, về điều gì đó cao cả hơn thay vì chỉ là mong muốn cá nhân nhất thời của chúng ta.
Sau đại dịch COVID-19, Tiến sỹ Quay lo sợ bệnh dịch tiếp theo có thể ở mức độ gây tử vong nhiều hơn nếu nghiên cứu đầy rủi ro về virus Nipah tại các phòng thí nghiệm như Viện Virus học Vũ Hán (WIV) tiếp tục không giảm đi.
Các nghị sỹ Iran đang kêu gọi chính phủ của họ liệt kê quân đội Canada và RCMP là “những tổ chức khủng bố” trong một hành động trả đũa Ottawa.
Các quan chức cấp cao của ba quốc gia đồng minh này đã có một cuộc điện đàm để thảo luận về hiệp ước quân sự Bắc Hàn-Nga được ký trong tuần trước.
« »
 
Tên / Nickname:
Nội dung báo lỗi:
Email của bạn:

source

Facebook Comments Box

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *